Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ

29 Tháng Mười Hai, 2021 0 Thu Trà

Trái Đất là chúng ta đang sinh sống luôn vận động và biến đổi không ngừng. Chúng ta có thể biết đến sự vận động này thông qua hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. Vậy tại sao lại có hiện tượng này, hãy cùng Kiến thức Tổng Hợp đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé!

hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

[Lời giải] Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa, vĩ độ?

Tại sao lại có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau? 

Trước khi đi tìm hiểu hiện tượng tại sao Trái Đất lại có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ thì chúng ta sẽ tìm hiểu về hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trước.

Giải thích tại sao có hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau?

Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông và trên 1 quỹ đạo hình elip. Để Trái Đất hoàn thành chuyển động 1 vòng xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo sẽ hết 365 ngày và 6h.

Ngoài chuyển động xung quanh Mặt Trời thì Trái Đất của chúng ta còn chuyển động tự quay quanh 1 trục của nó với độ nghiêng 66 độ 33 phút trên mặt phẳng quỹ đạo. Thời gian để Trái Đất tự quay hết 1 vòng xung quanh trục là 24h. 

hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ

Hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau tại Bắc và Nam bán cầu

Điều này dẫn tới hiện tượng, tại 1 thời điểm xác định thì trên Trái Đất sẽ có nơi đang là ngày, còn nơi khác lại là đêm. Nguyên nhân là do Trái Đất có dạng hình cầu, nên Mặt Trời sẽ chỉ chiếu sáng được 1 nửa. Nên nửa được chiếu sáng là ngày, còn nửa không được chiếu sáng là đêm. Do Trái Đất tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt của Trái Đất đều có lần lượt là ngày và đêm. Đây chính là lý do tại sao Trái Đất lại có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau.

Giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau?

Khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, do trục của Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trên quỹ đạo, nên bán cầu Bắc, Nam sẽ lần lượt ngả về phía mặt trời. Chính điều này đã làm cho thời gian ngày và đêm tại mỗi bán cầu thay đổi theo vĩ độ và sinh ra hiện tượng các mùa trong năm.

vì sao ngày đêm dài ngắn theo mùa

Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn sẽ có hiện tượng ngày dài hơn đêm

  • Vào ngày Xuân Phân 21/3 và Thu Phân 23/9: Mặt Trời chiếu thẳng góc với xích đạo và lượng nhiệt, ánh sáng tại Bắc bán cầu và Nam Bán cầu sẽ như nhau. Nên vào 2 ngày này sẽ có thời gian ngày, đêm bằng nhau.
  • Trong khoảng thời gian Trái Đất chuyển động từ Xuân Phân tới Thu Phân thì Bắc bán cầu ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn. Ngược lại, khi Trái Đất di chuyển từ điểm Thu Phân về Xuân Phân thì bán cầu Nam sẽ ngả về phía mặt trời nhiều hơn.

Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn thì sẽ có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn và ngược lại. Ngoài ra, cho đường phân chia sáng tối không trùng với trục của Trái Đất, nên các địa điểm ở bán cầu Bắc và Nam đều có hiện tượng dài ngắn khác nhau. Riêng những địa điểm nằm trên đường xích đạo sẽ có ngày đêm bằng nhau. Và càng gần cực của Trái Đất thì sự chênh lệch này sẽ càng rõ nét.

Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ

Vào ngày 22/6 thì bán cầu Bắc sẽ ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn nên được chiếu sáng nhiều nhất. Và ánh sáng của Mặt Trời sẽ chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23027′ B – Vĩ tuyến này được gọi chung là chí tuyến Bắc.

Vào ngày 22/12 thì bán cầu Nam sẽ ngả về phía Mặt Trời, vì thế nó được chiếu nhiều ánh sáng mặt trời nhất. Mặt Trời sẽ chiếu thẳng góc với vĩ tuyến 23027’N – Vĩ tuyến này được gọi chung là chí tuyến Nam.

hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa trên trái đất

Nơi có vĩ độ càng xa xích đạo về 2 cực thì sự chênh lệch ngày và đêm sẽ càng rõ nét

Tại những địa điểm có vĩ độ khác nhau sẽ có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau. Địa điểm có vĩ độ khác nhau thì càng xa xích đạo về phía 2 cực thì nó càng được thể hiện rõ nét. Cụ thể:

  • Tại đường xích đạo thì quanh năm đều có hiện tượng ngày đêm bằng nhau
  • Khi càng lên vĩ độ cao thì sự chênh lệch về độ dài ngày đêm sẽ càng lớn. Có thể từ 66033’tới cực có đêm hoặc ngày địa cực dài 24h.
  • Ngày Hạ chí 22/6: ở bán cầu Bắc sẽ có ngày dài hơn đêm và càng về phía xích đạo thì sự chênh lệch giữa ngày và đêm ngày càng lớn, từ 66033’đến cực sẽ có ngày địa cực dài 24h.
  • Ngày Đông chí 22/12: Tại bán cầu Nam sẽ có hiện tượng ngày dài hơn đêm và càng về phía xích đạo sự chênh lệch giữa ngày và đêm càng lớn từ 66033 có ngày địa cực dài 24h.
  • Ngày 23/9 và ngày 21/3: Ánh sáng của Mặt Trời sẽ chiếu thẳng góc vào xích đạo. Vì thế, 2 nửa bán cầu Nam và Bắc đều nhận được ánh sáng như nhau, nên thời gian ngày và đêm sẽ bằng nhau.

Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa ở 2 bán cầu sẽ trái ngược nhau. Cụ thể, ở bán cầu Bắc:

Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

  • Mùa Xuân: sẽ có hiện tượng ngày dài hơn đêm, song ngày sẽ càng dài và đêm sẽ càng ngắn khi Mặt Trời càng gần chí tuyến Bắc. Riêng vào ngày 21/3 thì thời gian ngày bằng đêm và bằng 12h ở mọi nơi.
  • Mùa Hè: Thời gian ban ngày vẫn dài hơn đêm, nhưng khi Mặt Trời càng gần Xích đạo thì thời gian ban ngày sẽ càng ngắn dần và đêm sẽ dài dần. Riêng vào ngày 22/6 sẽ có thời gian ban ngày dài nhất và thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm.
  • Mùa Thu: Thời gian ban ngày sẽ ngắn hơn ban đêm. Mặt trời càng xuống gần chí tuyến Nam thì ngày càng ngắn và đêm sẽ dài hơn. Riêng ngày 23/9 thì thời gian ban ngày bằng với thời gian đêm, bằng 12h ở mọi nơi.
  • Mùa Đông: Thời gian ban ngày vẫn ngắn hơn ban đêm. Khi Mặt Trời càng gần với Xích Đạo thì thời gian ban ngày sẽ dài dần và đêm sẽ ngắn dần. Vào ngày 22/12 sẽ có thời gian ban ngày ngắn nhất và thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm.

Tại bán cầu Nam: sẽ có thời gian ngày và đêm trái ngược lại với bán cầu Bắc.

Tại xích đạo: Thời gian ngày và đêm quanh năm bằng nhau. Nếu càng xa Xích đạo thì thời gian chênh lệch giữa đêm và ngày cũng càng nhiều. Từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày/ đêm dài suốt 24h (đêm địa cực, ngày địa cực). Khi ở càng gần cực thì số ngày, đêm sẽ càng tăng, riêng ở 2 cực sẽ có hiện tượng 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.

Chắc hẳn với những thông tin chia sẻ trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ tại sao lại có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ rồi phải không? Nếu vẫn còn bất kỳ vấn đề nào băn khoăn, cần giải đáp hãy để lại comment dưới bài viết nhé! Và cũng đừng quên ghé thăm chúng tôi thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

||Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan