Giao tiếp xã hội là một trong những kỹ năng sống vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Khéo léo trong việc giao tiếp có thể giúp chúng ta cải thiện và duy trì tốt hơn các mối quan hệ từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên,… Vậy nhưng khi xã hội ngày càng phát triển, hội chứng sợ giao tiếp xã hội ngày một nhiều, hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về hội chứng nà và cách điều trị qua bài viết sau nhé!
Hội chứng sợ giao tiếp xã hội nguyên nhân do đâu và cách điều trị ra sao?
Nội dung bài viết
Tìm hiểu hội chứng sợ giao tiếp xã hội là gì?
Giao tiếp xã hội là gì? Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người thông qua ngôn ngữ, điệu bộ, cử chỉ hành động. Giao tiếp xã hội là sự xác lập cũng như vận hành các mối quan hệ giữa người với người, hoặc cũng có thể là giữa người và các yếu tố xã hội, nhằm mục đích là thỏa mãn những nhu cầu nhất định.
Vậy hội chứng sợ giao tiếp xã hội là gì? Hội chứng này chính là một dạng rối loạn âu lo, đặc trưng tình trạng của người bệnh đó là luôn tỏ ra sợ hãi, căng thẳng và lo âu quá mức trước những tình huống xã hội có mức độ hoàn toàn không tương xứng.
Những người có vấn đề về giao tiếp xã hội như sợ giao tiếp thường luôn có nỗi sợ hãi, cảm giác lo âu và căng thẳng luôn thường trực. Ngay cả những tình huống xã hội bình thường như bắt chuyện với người khác, phát biểu trước đám đông, đi vệ sinh công cộng hay thậm chí nói chuyện qua điện thoại,… cũng khiến họ sợ hãi.
Chứng sợ giao tiếp khiến con người thu hẹp bản thân và phụ thuộc hơn vào gia đình
Khi mắc chứng rối loạn giao tiếp, người bệnh thường có suy nghĩ là mọi người đang chú ý, đánh giá và đang bình phẩm về bản thân mình. Bên cạnh đó, người bệnh còn dự đoán ra các hậu quả xấu nhất xảy ra với mình nếu như tham gia vào các tình huống giao tiếp.
Việc quá lo lắng và sợ hãi như vậy khiến người bệnh né tránh, ngại gặp gỡ, không muốn giao tiếp xã hội với bất kỳ ai. Điều này gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến công việc, học tập, chất lượng cuộc sống. Trường hợp không can thiệp sớm người bệnh sẽ thu mình lại và hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình.
Hội chứng sợ giao tiếp xã hội nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng rối loạn giao tiếp xã hội, sợ giao tiếp xã hội đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, thông qua nhiều những nghiên cứu và khảo sát, các chuyên gia đã xác định rằng hội chứng này có liên quan tới yếu tố di truyền và có cả các ảnh hưởng của môi trường sống, cụ thể như sau:
Những nguyên nhân chính gây nên hội chứng sợ giao tiếp là gì?
Yếu tố di truyền
Bệnh rối loạn lo âu nói chung và chứng bệnh sợ giao tiếp xã hội nói riêng đều có tính chất gia đình. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ nào nhận định cách thức gen có tác động trong việc hình thành ám ảnh sợ xã hội. Vậy nhưng hầu hết những người mắc chứng bệnh này đều sẽ có người thân mắc các dạng rối loạn lo âu hoặc một số bệnh tâm thần có liên quan.
Có sự bất thường về cấu tạo và hoạt động của não bộ
Mất cân bằng serotonin – một chất hóa học bên trong não bộ có vai trò điều chỉnh tâm trạng, được xác định là một trong những nguyên nhân gây nên những bất thường về mặt tâm lý và tất nhiên trong đó có chứng sợ giao tiếp.
Khi xét nghiệm hình ảnh não của bệnh nhân mắc hội chứng này, các chuyên gia phát hiện hạch hạnh nhân hoạt động quá mức so với bình thường. Trong khi, hạch hạnh nhân lại giữ vai trò kiểm soát sự sợ hãi và lo âu. Cơ quan này hoạt động quá mức vì vậy nó làm tăng nguy cơ gặp phải các rối loạn về tâm lý và hành vi.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng sợ giao tiếp ở một người
Môi trường sống
Ngoài yếu tố di truyền và các bất thường trong não bộ thì yếu tố môi trường sống cũng có thể tác động và nó trở thành nguyên nhân gây ra hội chứng sợ giao tiếp . Các chuyên gia cho biết, trẻ nhỏ khi được cha mẹ bảo vệ hay kiểm soát quá mức thường có xu hướng mắc phải hội chứng này. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể học theo những hành vi bất thường từ bố mẹ hay các anh chị em mắc chứng bệnh.
Những yếu tố khác gây nên hội chứng sợ giao tiếp xã hội
Cũng giống như những dạng rối loạn lo âu khác, bệnh sợ giao tiếp xã hội cũng thường xảy ra do sự tương tác phức tạp giữa nhiều những yếu tố khác nhau. Vậy nên ngoài những nguyên nhân phổ biến chúng tôi đã nêu ở trên thì nguy cơ mắc hội chứng sợ giao tiếp cũng tăng lên đáng kể khi gặp một số yếu tố rủi ro sau đây:
Những yếu tố như sang chấn tâm lý, tự ti,… cũng có thể khiến sợ giao tiếp xã hội
- Tiền sử gia đình bị chứng bệnh rối loạn lo âu xã hội hoặc những ám ảnh sợ tương tự
- Sang chấn tâm lý (bị lạm dụng tình dục, chấn thương nghiêm trọng, xung đột gia đình, từng bị chế giễu, sỉ nhục và bắt nạt,…)
- Tính cách rụt rè, nhút nhát và thiếu tự tin
- Thay đổi môi trường sống, môi trường học tập hoặc công việc
- Mắc bệnh Parkinson hoặc có những khiếm khuyết về ngoại hình khiến bản thân tự ti như khuôn mặt bị biến dạng, nói lắp,…
Cách điều trị hội chứng sợ giao tiếp xã hội
Như chúng tôi đã nói ở trên nói không can thiệp điều trị bệnh sợ giao tiếp xã hội sớm sẽ khiến người bệnh ngày càng tự thu mình và sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình. Dưới đây là những cách điều trị có hiệu quả tốt được nhiều người áp dụng cho người thân, con cái, hãy cùng tham khảo nhé.
Những cách điều trị hội chứng sợ giao tiếp được nhiều người áp dụng
- Ăn uống điều độ hơn, ăn nhiều chất bổ, tập thể dục thể thao hợp lý,… để thể chất và tinh thần được cân bằng với nhau.
- Tự tập nói trước gương và xem xét phản ứng của bản thân mình. Sau đó hãy tập nói với người mà các bạn cảm thấy tin tưởng nhất, có thể là bố mẹ, anh chị,… rồi dần dần sẽ mở rộng ra. Và hãy nhớ điều quan trọng nhất đó chính “Đừng quá chú ý về bản thân mình, đừng sợ hãi, đừng nghĩ về việc mình sẽ bị phán xét hay đánh giá bởi người khác. Mọi người chẳng ai có thời gian để đánh giá các bạn cả, chỉ có các bạn đang tự làm quá lên mọi vấn đề”.
- Nhìn vào mắt người đối diện khi nói chuyện, không nên lảng tránh.
- Tham gia các lớp học giao tiếp xã hội dành cho đúng độ tuổi của các bạn để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.
- Kết hợp giữa các buổi trị liệu với các chuyên gia tâm lý kết hợp cùng với thuốc được chỉ định sẽ giảm giảm bớt các triệu chứng của bệnh.
Trên đây chúng tôi vừa cùng các bạn tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị hội chứng sợ giao tiếp xã hội. Hy vọng, với những chia sẻ trong bài viết sẽ có thể giúp các bạn hiểu hơn về hội chứng này và nhanh chóng điều trị thành công cho bản thân hay cho những người thân xung quanh.