Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Lịch sử hào hùng và ý nghĩa

19 Tháng Tư, 2021 0 ngacontent

Giải phóng miền Nam 30/4 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Giải phóng miền Nam – hai miền thống nhất, Giải phóng miền Nam – đất nước hoàn toàn độc lập. Nhân dịp kỷ niệm 46 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại những năm tháng hào hùng trong bài chia sẻ sau đây.

Bài viết nổi bật:

Là một người con đất Việt chắc hẳn bạn đều biết Ngày Giải phóng miền Nam là ngày nào cũng như Giải phóng miền Nam năm bao nhiêu đúng không nào?

Ngày 30/4/1975 là ngày toàn thắng của chiến dịch Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cho nên ngày này còn được coi là ngày lễ với các tên gọi như Ngày Chiến thắng, Ngày Thống nhất, Tết Độc lập,… Đây là ngày nghỉ lễ quốc gia, toàn thể công dân Việt Nam trong ngày này đều được nghỉ lễ. Hàng năm đến Tết Độc lập có rất nhiều các hoạt động nhằm kỷ niệm trang sử vẻ vang này.

Giải phóng miền Nam

Việt Nam tràn ngập sắc đỏ quốc kỳ ngày kỹ niệm Tết Độc Lập

Tại sao phải Giải phóng miền Nam?

Để biết được tại sao diễn ra chiến dịch Giải phóng miền Nam thì chúng ta cần nhìn lại hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ.

Năm 1954, Hiệp định Giơnevơ được ký, nước ta tạm thời bị chia cắt thành 2 miền lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự. Miền Bắc hoàn toàn độc lập. Tại miền Nam, Mỹ nhảy vào thế chân Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền. Với âm mưu chia cắt lâu dài nước ta hòng biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ.

Miền Bắc sau khi giải phóng, tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh xây dựng kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa. Miền Nam tiếp tục công cuộc cách mạng nhằm lật đổ đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn nhằm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cách mạng ở cả hai miền có gắn bó mật thiết với nhau.

Trong suốt những năm từ 1960 đến trước 1975, miền Nam anh dũng chiến đấu với nhiều chiến dịch, kế hoạch của Mỹ:

  • Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965),
  • Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968),
  • Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh (1969 – 1973),…

Tất cả những chiến lược của Mỹ đều bị thất bại nặng nề trước sự chiến đấu kiên cường của dân tộc ta.

Giải phóng miền Nam  30/4/1975

Các nhân viên hải quân Hoa Kỳ trên tàu USS Blue Ridge đẩy một trực thăng xuống vùng biển ngoài khơi Việt Nam để nhường chỗ cho các chuyến bay sơ tán khỏi Sài Gòn ngày 29/4/1975 (AP)

Năm 1973, Hiệp định Paris được ký chấm dứt chiến tranh, hòa bình lập lại. Sau Hiệp định, Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam. Viện trợ từ Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa dần bị cắt giảm. Nền kinh tế, chi tiêu của chính quyền Sài Gòn chủ yếu nhờ vào Mỹ. Sự cắt giảm viện trợ này khiến cho tình hình chính quyền tay sai ngày càng suy yếu. Người dân không hài lòng với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, nạn đào ngũ vô cùng nghiêm trọng. Riêng từ tháng 4 đến tháng 12 năm 1974 có khoảng hơn 170.000 lính đào ngũ. Quân lực suy giảm, kinh tế kiệt quệ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Trong khi đó quân đội Giải phóng ngày càng mạnh mẽ, chiếm thế thượng phong với tinh thần chiến đấu ngoan cường.

Vào cuối năm 1974 – đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhận thấy tình hình so sánh lực lượng của ta và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam có sự thay đổi có lợi cho cách mạng. Đã đề ra kế hoạch Giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 – 1976. Bộ Chính trị đã nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh cần phải tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh. Để giảm thiểu thiệt hại về người và của cho dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế các công trình văn hóa, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí trong Quân ủy Trung ương duyệt phương án tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh (Hà Nội, 4/1975) (TTXVN)

Sau toàn thắng của quân ta ở chiến dịch Tây Nguyên (10 – 12/3/1975)chiến dịch Huế – Đà Nẵng (21/3 – 2/4/1975). Bộ Chính trị đã nhận định: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng Miền Nam” và đưa ra quyết định: “phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Miền Nam trước mùa mưa”. Đồng thời Bộ Chính trị quyết định chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định mang tên “chiến dịch Hồ Chí Minh”.

Chiến dịch Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975

chiến dịch giải phóng miền nam thống nhất đất nước

Chiếc xe tăng mang số hiệu 390 húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập

Vào lúc 17h, ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu Chiến dịch Hồ Chí Minh. Năm cánh quân của ta tấn công theo 5 hướng gồm:

  • Hướng Bắc – Quân đoàn 1,
  • Hướng Tây Bắc – Quân đoàn 3,
  • Hướng Tây và Tây Nam – Đoàn 232,
  • Hướng Đông – Quân đoàn 4
  • Hướng Đông Nam – Quân đoàn 2.

Quân Giải phóng anh dũng đã vượt qua tuyến phòng thủ của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.

Xe tăng giải phóng miền Nam

Chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập đang được trưng bày tại Bảo tàng Tăng thiết giáp

10h45′, ngày 30/4, chiếc xe tăng mang số hiệu 390 do Đại úy Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập. Bộ binh của ta tiến vào bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn. Dương Văn Minh vừa nhậm chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta vô điều kiện.

Đến 11h30’, ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng của ta tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Là báo hiệu cho sự thắng lợi hoàn toàn của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Sau khi nhận tin toàn bộ miền Nam được giải phóng thông qua Đài Tiếng nói Giải phóng. Người dân Hà Nội đổ ra đường ăn mừng chiến thắng, đường phố đều được chăng đèn kết hoa.

Lúc 12h40′, Đài Tiếng nói Việt Nam dừng buổi phát thanh thường lệ. Thay vào đó là dòng tin: Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng được phát đi phát lại.

Giải phóng miền Nam 30-4-1975

Bốn chiến sĩ binh đoàn Hương Giang tiến vào cắm cờ trên nóc phủ Tổng thống của ngụy quyền Sài Gòn 30/4/1975 (TTXVN)

Tại Sài Gòn, trưa ngày 30/4/1975, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã hát bài “Nối vòng tay lớn” trên Đài phát thanh Sài Gòn. Bài hát kêu gọi và nói về ước mơ thống nhất hai miền Nam Bắc. Nó được ông viết từ 1968 nhưng chưa từng công bố cho tới thời điểm đó.

Dưới đây là một số hình ảnh Giải phóng miền Nam.

giải phóng miền nam Thống nhất đất nước 1975

Bốn chiến sĩ binh đoàn Hương Giang cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập 30/4/1975 – người cầm cờ là chiến sĩ Bùi Quang Thận (TTXVN)

giải phóng miền Nam 30/4/1975

Báo chí nước ngoài ghi lại tư liệu về các chiến sĩ tấn công Dinh Độc Lập (TTXVN)

Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30-4

Nhân dân Thủ đô tập trung tại trụ sở TTXVN, số 5 Lý Thường Kiệt chờ tin chiến thắng từ Sài Gòn ngày 30/4/1975 (TTXVN)

Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30-4-1975

Nhân dân vui mừng đón tin chiến thắng

Ý nghĩa Ngày Giải phóng miền nam 30 – 4

Ngày 30/4/1975 đi vào lịch sử dân tộc Việt như một mốc son chói lọi mang lại nhiều ý nghĩa vô cùng lớn lao:

 – Thắng lợi vào ngày 30/4 là sự kết thúc thắng lợi 21 năm chiến đấu chống Mĩ cứu nước. Và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám (1945). Hoàn toàn chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất Tổ quốc.

 – Mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc – kỷ nguyên Việt Nam độc lập, thống nhất, đi lên con đường chủ nghĩa xã hội.

 – Chiến thắng ngày 30/4 còn có tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ cũng như thế giới. Nó là nguồn cổ vũ to lớn cho các phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

 – Được ghi vào lịch sử như là trang sử chói lọi nhất. Đây là biểu tượng sáng ngời cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng cũng như trí tuệ con người. Nó cũng đi vào lịch sử thế giới như là một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX. Được coi là một sự kiện có tầm ảnh hưởng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.

Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 1975

Nhân dân Sài Gòn mít ting chào mừng UBND thành phố ra mắt 7/5/1975

“Giải Phóng miền Nam” bài hát thể hiện quyết tâm chống giặc của quân dân đất Việt

Mỗi dịp lễ 30/4 gần đến, những lời ca hào hùng của bài “Giải phóng miền Nam” lại được vang lên khắp các vùng non nước đất Việt.

“Giải phóng miền Nam” lời bài hát

“Giải phóng miền Nam
Chúng ta cùng quyết tiến bước
Diệt đế quốc Mỹ phá tan bè lũ bán nước.
Ôi xương tan máu rơi
Lòng hận thù ngất trời
Sông núi bao nhiêu năm cắt rời.

Đây Cửu Long hùng tráng
Đây Trường Sơn vinh quang
thúc giục đoàn ta xung phong đi giết thù
Vai sát vai chung một bóng cờ.

Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng
Vùng lên xông pha vượt qua bão bùng
Thề cứu lấy nước nhà
Thề hy sinh đến cùng
Cầm gươm ôm súng xông tới.

Vận nước đã đến rồi
bình minh chiếu khắp nơi
Nguyện xây non nước sáng tươi muôn đời”.

Lịch sử ra đời bài hát “Giải phóng miền Nam”

Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời. Mục đích của Mặt trận là động viên nhân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ và tay sai ngụy quyền. Hướng tới xây dựng miền Nam hòa bình, trung lập, dân chủ, tiến tới thống nhất đất nước.

Nhằm hoàn chỉnh sự ra đời của Mặt trận, nhóm Hoàng Mai Lưu gồm Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ và Lưu Hữu Phước được giao nhiệm vụ sáng tác khẩn cấp một bài hát chính thức cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Trong bài hát này phải đảm bảo có tính chất Quốc ca (sách lược). Không chỉ nhắm vào nhân dân miền Nam mà còn cả nhân dân Nam bộ và Nam Trung bộ. Bài hát phải kêu gọi được nhân dân Nam bộ và Nam Trung bộ trực tiếp đứng lên. Tiến hành đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ tay sai của Mỹ. Nêu được rõ triển vọng thống nhất của đất nước. Phần tên tác giả phải được thay đổi để đảm bảo tính độc lập của chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Bài hát giải phóng miền Nam

Bộ 3 nhạc sỹ (từ trái qua) Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng

Với những yêu cầu này, bộ 3 đã miệt mài nghiên cứu. Để rồi cho ra một bài hát hào hùng như “Giải Phóng miền Nam” mà chúng ta vẫn nghe hiện nay.

Nhằm đảm bảo tính độc lập của chính phủ bộ 3 đã lấy tên tác giả là Huỳnh Minh Liêng. Tức là 3 chữ đầu của họ 3 người. Nhưng do có sự nhầm lẫn trong ghép chữ bản in. Cho nên nhầm chữ L thành chữ S vì vậy cái tên Huỳnh Minh Siêng đã ra đời.

Trên đây là một số thông tin khái lược nhất về Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước hào hùng của dân tộc. Ngày 30/4/1975 mãi về sau vẫn sẽ luôn là một trang sử chói lọi nhất của toàn dân tộc Việt. Dịp lễ 30/4 năm 2021 nay trúng vào thứ Sáu ngay hôm sau là ngày Quốc tế Lao động 1/5 vào thứ Bảy. Cho nên người lao động theo chế độ nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật sẽ được nghỉ liên tục 4 ngày từ 30/4 đến hết 03/5/5021.

Bài viết liên quan khác:

Nguồn: Kiến thức tổng hợp

Bài viết liên quan