Điểm cực Nam của Việt Nam thuộc tỉnh nào?

10 Tháng Ba, 2022 0 Doãn Rần

Câu hỏi điểm cực Nam của Việt Nam thuộc tỉnh nào rất quen thuộc nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ chính xác. Dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp đáp án đầy đủ nhất cho câu hỏi này.

Tọa độ điểm cực Nam Việt Nam

Điểm cực Nam Việt Nam chính là điểm có tọa độ xa nhất về phía Nam của lãnh thổ nước ta. Tọa độ của điểm cực Nam trên đất liền là 8,5624409°B – 104,8312831°Đ tương đương với tọa độ 8°33′44,8″B – 104°49′52,6″Đ; còn tọa độ điểm cực Nam trên biển là 8,380852°B – 104,878725°Đ tương đương với tọa độ 8°22′51,1″B – 104°52′43,4″Đ (Tọa độ được lấy từ Google Earth, có sử dụng hệ thống tham chiếu trắc địa WGS84).

Giải đáp: Điểm cực Nam Việt nam nằm thuộc tỉnh nào?

Theo tìm hiểu, cả 2 điểm cực Nam của nước ta đều nằm trên địa phận của tỉnh Cà Mau. Trong đó, mốc GPS 0001 và biểu tượng con tàu Đất Mũi tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau chưa phải là tọa độ chính xác nhất. Điểm tương đối chính xác đó chính là bờ biển ở phía Nam thuộc Khu du lịch Khai Long. Tuy nhiên cho đến hiện nay thì mọi người vẫn chấp nhận nơi có biểu tượng con tàu là điểm cực Nam trên đất liền của nước ta.

Điểm cực Nam Việt nam nằm thuộc tỉnh nào

Mốc tọa độ quốc gia GPS 0001 tại Cà Mau

Xã Đất Mũi trên đất liền có vị trí địa lý là: 

  • Phía Đông giáp với xã Viên An.
  • Phía Nam giáp với biển Đông.
  • Phía Tây và phía Bắc giáp với biển Tây.

Xã Đất Mũi có tổng diện tích là 93,34km² và tổng dân số tính đến năm 2019 là 12.906 người, được chia thành 12 ấp gồm Cái Hoẵng, Cái Mòi, Cái Xép, Cồn Mũi, Rạch Thọ, Kinh Đào, Khai Long, Kinh Đào Đông, Mũi, Rạch Tàu, Rạch Tàu Đông. Mạng lưới giao thông đường bộ Hồ Chí Minh được xây dựng, hoàn thiện đến trung tâm hành chính của xã. Tính từ trung tâm xã cho đến công viên Đất Mũi có hệ thống đường giao thông bề mặt 3,5m nên chưa phù hợp với xe du lịch loại lớn.

Điểm cực Nam Việt Nam trên biển là phần lãnh thổ nằm ở Hòn Đá Lẻ, quần đảo Hòn Khoai (hay điểm A2 của đường cơ sở Việt Nam), tỉnh Cà Mau. Quần đảo cách đất liền khoảng 14,6km và nằm về phía Nam xã Đất Mũi gồm 5 hòn đảo nhỏ khác là hòn Khoai, hòn Sao, hòn Tương, hòn Đá Lẻ, hòn Đồi Mồi. Trong đó, hòn Khoai là đảo đá đồi và rừng nguyên sinh còn gần như là nguyên vẹn với các loại gỗ quý, quần thể động thực vật phong phú. Từ Cà Mau thì quý khách có thể đi đến làng đánh cá Trần Đế để đổi thuyền và đi tiếp ra các hòn đảo. 

Một số thông tin về mảnh đất cực Nam của Tổ Quốc

1. Khám phá bí ẩn về tên gọi 

Cà Mau là một tỉnh ven biển cực Nam của Việt Nam, thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tên gọi “Cà Mau” theo chính tả cũ là Cà – mau, được hình thành bởi việc người Khmer gọi vùng đất này là “Tưk Kha-mau” tiếng Khmer: តឹកខ្មៅ nghĩa là nước đen. Nước đen là màu nước đặc trưng do lá trám của thảm rừng tràm U Minh bạt xuống khiến màu nước bị đổi.

Cà Mau

Một góc thảm rừng U Minh

Cà Màu được mệnh danh là xứ đầm lầy ngập nước, có nhiều bụi lác mọc tự nhiên và hoang dã nên từ thuở xưa đã có câu ca dao: 

“Cà Mau là xứ quê mùa

Muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu”

2. Vị trí địa lý tự nhiên, phạm vi lãnh thổ

Cà Mau là mảnh đất tận cùng của Tổ Quốc với 3 mặt hoàn toàn giáp biển. Cụ thể:

  • Phía Đông giáp biển Đông.
  • Phía Tây cùng với phía Nam giáp vịnh Thái Lan.
  • Phía Bắc giáp hai tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang.

Thành phố Cà Mau nằm ở trên trục đường Quốc lộ 1A và Quốc lộ 63, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 350km. Đây là tỉnh thành nằm trong vùng kinh tế trọng tâm của đồng bằng sông Cửu Long. Đường bờ biển dài gần 254km, trong đó bờ biển Đông dài 107km và 147km bờ biển Tây; tiếp giáp với các vùng biển của một số quốc gia như Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Do đó, Cà Mau được xem là trung tâm của vùng biển quốc tế ở Đông Nam Á.

3. Đặc điểm khí hậu tự nhiên và con người

Nhìn chung, Cà Mau là một vùng đất trẻ và mới được khai phá khoảng trên 300 năm. Tính đến năm 2019 thì dân số Cà Mau đạt khoảng 1.194.476 người với mật độ dân số đạt 232 người/km². Toàn tỉnh có 19 dân tộc đang sinh sống, trong đó người Kinh chiếm khoảng 97,8%; người Khmer chiếm khoảng 2,5%; người Hoa chiếm khoảng 0,7%; còn lại là các dân tộc khác như Tày, Thái, Chăm, Mường,…

Điểm cực Nam của nước ta thuộc tỉnh nào

Cà Mau mùa nước nổi

Về đặc điểm khí hậu, Cà Mau là tỉnh thành mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận Xích đạo với nền nhiệt độ trung bình cao nhất trong so với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu tại đây cũng được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11; còn mùa khô kéo dài từ tháng 4 đến tháng 12.

4. Một số hoạt động văn hóa và du lịch nổi bật

Ngày nay, đờn ca cải lương là loại hình nghệ thuật đang trở thành nếp sinh hoạt văn nghệ phổ biến của người dân mảnh đất cực Nam. Bên cạnh đó, miền đất này còn có truyện cười dân gian của Bác Ba Phi huyền thoại; làn điệu thơ Bạc Liêu của nghệ sĩ Thái Đắc Hàng,.. Hay một số đặc sản nổi tiếng như mắm lóc U Minh, ba khía Rạch Gốc, sò huyết Bài Bồi, cua biển Cà Mau, tôm khô Bãi Háp,…

Điểm cực Nam của nước ta thuộc tỉnh nào

Hòn Đá Bạc Cà Mau – Địa điểm du lịch trải nghiệm thú vị

Các di tích lịch sử cấp quốc gia tại Cà Mau như Đình Tân Hưng, Biệt khu Hải Yến Bình Hưng, khu di tích lịch sử hòn Đá Bạc, hòn Khoai, Hồng Anh Thư Quán,… Các di tích cấp tỉnh đó là nhà Dây Thép, đền thờ Bác Hồ ở xã Trí Phái, đền thờ Bác Hồ ở xã Viên An, đền thờ Bác Hồ ở thị trấn Cái Nước,…

Trên đây là các thông tin chúng tôi muốn chia sẻ để giải đáp câu hỏi điểm cực Nam của Việt Nam thuộc tỉnh nào và một số thông tin về mảnh đất cực nam của Tổ Quốc. Hãy cố gắng đặt chân lên mảnh Đất Mũi – điểm cực Nam để có thể cảm nhận chân thật nhất vẻ đẹp của miền sông nước phía Nam đất nước nhé!

||Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan