Lý giải nguồn gốc và đặc điểm loại hình của tiếng Việt

4 Tháng Mười Một, 2021 0 Doãn Rần

Đặc điểm loại hình của tiếng Việt được xem là một khái niệm khó nhất khi nhắc đến. Bạn không chỉ phải chỉ ra các hình thái của từ trong ngôn ngữ mà còn phải biểu thị được ý nghĩa ngữ pháp. Đặc biệt, đối với các dạng bài tập trong môn tiếng Việt thì học sinh cần nắm vững kiến thức về cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ mới có thể trình bày rõ đặc điểm loại hình của tiếng Việt.

Loại hình là gì? Khái niệm loại hình ngôn ngữ

Loại hình chính là tập hợp các sự vật, hiện tượng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó. Khi đó, loại hình ngôn ngữ sẽ được hiểu là một kiểu cấu tạo ngôn ngữ và trong đó bao gồm hệ thống các đặc điểm có liên đến nhau, chi phối với nhau. 

đặc điểm loại hình của tiếng Việt

Loại hình ngôn ngữ là gì?

Căn cứ vào đặc điểm đó thì hiện nay có 4 loại hình ngôn ngữ gồm:

  • Loại hình ngôn ngữ đơn lập: tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán,…
  • Loại hình ngôn ngữ hòa kết: tiếng Anh, tiếng Pháp,…
  • Loại hình ngôn ngữ hỗn nhập: ngôn ngữ Chu-cốt, Cam-chat,…
  • Loại hình ngôn ngữ chắp dính: tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ,…

Nguồn gốc chính của loại hình tiếng Việt

Theo tìm hiểu, tiếng Việt có nguồn gốc từ Nam Á và thuộc dòng dân tộc Môn – Khmer. Tiếng Việt đã trải qua 4 giai đoạn xây dựng và phát triển gồm: 

  • Giai đoạn 1: Thời kỳ Bắc thuộc
  • Giai đoạn 2: Thời kỳ độc lập tự chủ
  • Giai đoạn 3: Thời kỳ Pháp thuộc
  • Giai đoạn 4: Từ sau Cách mạng tháng Tám đến hiện nay

Tiếng Việt chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tiếng Hán khi nhiều âm được vay mượn từ tiếng Hán. Ở đầu thế kỷ XI, chữ Nho được phát triển mạnh mẽ ở nước ta và cho đến ngày nay ta có thể bắt gặp chữ này ở chùa chiền, công trình kiến trúc xưa,…

đặc điểm loại hình của tiếng Việt

Bảng chữ cái hiện nay của nước ta

Cho đến thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta thì tiếng Việt cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Bằng chứng là bảng chữ cái hiện nay của chúng ta đã gồm 29 ký tự và 6 dấu thanh.

Đặc điểm loại hình của tiếng Việt hiện nay

Đặc điểm loại hình của tiếng Việt bao gồm 3 nội dung như sau:

1. Tiếng là đơn vị cơ sở của hệ thống ngữ pháp

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Nói dễ hiểu thì đây là loại ngôn ngữ không có hình thái, từ ngữ sẽ không bị biến hình và không bị thay đổi dù ở bất kỳ trạng thái nào. Cụ thể:

đặc điểm loại hình của tiếng Việt

Cấu tạo đầy đủ của một tiếng

  • Xét về mặt ngữ âm: Tiếng là âm tiết, là sự phát âm của con người khi sử dụng một ngôn ngữ nào đó. Khi đó, độ dài ngắn của một từ sẽ cho ta thấy rõ hơn về âm tiết.
  • Xét về mặt sử dụng: Âm tiết có thể là từ hoặc một yếu tố cấu tạo từ thích hợp.

Lưu ý: Trong tiếng Việt thì tiếng trùng với âm tiết. Ví dụ như câu “Tương khan lưỡng bất yếm, chỉ hữu Kính Đình sơn”; câu này có 10 tiếng tức là cũng có 10 âm tiết.

2. Từ không biến đổi về hình thái

Để có thể xem xét rõ được đặc điểm này thì ta hãy thông qua so sánh giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Cụ thể với 2 ví dụ như sau:

  • Ví dụ 1: “Anh nhớ anh từng đã rất buồn ở thời thơ ấu. Một thời mà tất cả mọi người đã xem anh như một tên ác ôn”. Khi đó, từ “anh” ở vị trí thứ nhất và thứ hai sẽ đóng vai trò là chủ ngữ trong câu. Còn từ “anh” thứ ba lại là bổ ngữ cho động từ “xem”. Như vậy, có thể thấy từ “anh” ở vị thứ nhất và thứ hai đã không bị thay đổi về hình thái.
  • Ví dụ 2: “I make him go to Mary’s house, he gives me 20 dollars”. Từ “he” đóng vai trò chủ ngữ trong câu, còn từ “him” lại là từ chịu tác động của động từ “make” đứng trước – gọi là tân ngữ trong câu. Như vậy, “he” đã buộc phải thay đổi thành “him”.

Do đó, thông qua 2 ví dụ trên có thể thấy rõ được tiếng Việt không bị thay đổi hình thái trong bất cứ một hoàn cảnh nào. Nó đặc biệt và khác biệt với các loại hình ngôn ngữ khác.

3. Biện pháp để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp

Bạn có thể phân tích đặc điểm này thông qua 2 cách là đảo lộn trật tự từ và sử dụng hư từ trong câu. Khi đó, bạn cần làm rõ khái niệm hư từ và cấu trúc ngữ pháp đầy đủ trong một câu tiếng Việt.

Nếu như trong tiếng Anh, một câu hoàn chỉnh cần có đầy đủ chủ ngữ, động từ và tân ngữ. Đối với tân ngữ thì người dùng có thể có hoặc không, nhưng cần đảm bảo ý nghĩa muốn truyền tải. Đối với tiếng Việt, từ ngữ đóng vai trò cấu tạo nên một câu tiếng Việt hoàn chỉnh với phần chính và phần phụ. Cụ thể:

đặc điểm loại hình của tiếng Việt

Nguyên tắc ngữ pháp của câu tiếng Việt

  • Thành phần chính sẽ bao gồm chủ ngữ, vị ngữ.
  • Thành phần phụ có thể gồm định ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, biệt ngữ,…

Trong đó, đối với chủ ngữ và vị ngữ là 2 yếu tố bắt buộc cần phải có, còn các thành phần khác có thể có hoặc không tùy người dùng.

Bên cạnh đó, hư từ chính là một loại từ biểu thị ngữ pháp trong câu; có tác động trực tiếp vào ý nghĩa của câu. Hư từ có thể thay đổi động từ trong câu tùy thuộc vào loại ngôn ngữ để từ đó làm biến đổi ý nghĩa ở một phạm vi cụ thể. Đồng thời, hư từ còn có chức năng nhấn mạnh cho một câu sắp nói.

Ví dụ, trong câu “Thằng Hùng đang câu cá, nó đã thất nghiệp cả tháng nay rồi”. Hư từ chính là “đang” và “đã” giúp biểu thị thời gian của hành động.

Như vậy, ở nội dung bài viết này thì chúng tôi đã giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm loại hình của tiếng Việt. Hãy cập nhật các bài viết trên website hàng ngày để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích nhé!

||Ôn tập kiến thức khác:

Bài viết liên quan