Đặc điểm chung của ngành ruột khoang là gì? Lấy ví dụ cụ thể

22 Tháng Chín, 2021 0 Thu Trà

Ruột khoang là một trong những ngành động vật khá đặc biệt trong hệ sinh thái. Sau nhiều nghiên cứu, ngành ruột khoang đã được đưa vào bộ môn sinh học tại cấp phổ thông. Vậy đặc điểm chung của ngành ruột khoang là gì? Một vài ví dụ tiêu biểu về ngành ruột khoang trong đời sống.

Nhận định đặc điểm chung của ngành ruột khoang

Ngành ruột khoang là một trong những ngành được nghiên cứu rất kỹ càng trong hệ thống sinh thái trên trái đất. Ruột khoang rất phong phú từ số lượng, kích thước, hình dạng,… Chúng có thể sống và phân bố ở cả vị trí nước ngọt và nước mặn. Để ý thì có thể bắt gặp các sinh vật thuộc ngành ruột khoang như: Sứa, san hô, thủy tức, hải quỳ,…

đặc điểm chung của ngành ruột khoang

Một số sinh vật thuộc ngành ruột khoang

Ghi nhận theo các tài liệu nghiên cứu về sinh học, ruột khoang có khoảng 10 nghìn loài, sinh sống ở nhiều nơi trên trái đất. Vì số lượng loài nhiều, tuổi thọ lại lớn nên chúng có một cấu tạo cơ thể rất đặc biệt, có kích thước từ nhỏ cho tới khổng lồ cộng với đó là lối sống phong phú.

Một sinh vật ruột khoang đều mang những đặc điểm chung của ngành ruột khoang như sau:

  • Hầu hết phần cơ thể ở dạng đối xứng tỏa tròn về các phía
  • Sinh sống, phát triển theo kiểu dị dưỡng
  • Thành cơ thể chỉ gồm 2 lớp tế bào, giữa hai lớp là tầng keo
  • Hệ thống tiêu hóa dạng túi
  • Khi gặp kẻ địch hoặc tấn công con mồi sẽ sử dụng tế bào gai có chứa chất độc

Vai trò của ngành ruột khoang đối với hệ sinh thái là gì?

Mỗi sinh vật trên trái đất này đều có một vai trò riêng nhất định, dung hòa hệ sinh thái. Ruột khoang là một mắt xích nhỏ trong hệ sinh thái đó, có vai trò:

Vai trò trong tự nhiên

Ruột khoang cực kỳ có ý nghĩa đối với hệ sinh thái biển. Nó là nguồn thức ăn dinh dưỡng cho rất nhiều loài. Một số loài thậm chí còn sử dụng ruột khoang là nơi ẩn nấp. 

Nhờ có ngành ruột khoang, hệ thống sinh thái biển mới có một cảnh quan sinh đẹp, nên thơ, nhiều màu sắc hơn. Những vùng biển có nhiều sinh vật ngành ruột khoang sinh sống còn là địa điểm thuận lợi để chúng ta phát triển du lịch.

Vai trò trong đời sống

Nhờ có những đặc điểm chung của ngành ruột khoang, trong đời sống hàng ngày chúng có rất nhiều vai trò khác nhau. Cụ thể như:

  • Sử dụng các sinh vật ngành ruột khoang như san hô phơi khô để làm đồ trang trí, đồ trang sức,…
  • Sử dụng để làm vật liệu trong lĩnh vực xây dựng
  • Xác định nơi cư ngụ của ngành ruột khoang như san hô để nghiên cứu địa chất, xác định tầng địa chất dưới đáy biển sâu
  • Sử dụng cơ thể của một số sinh vật ruột khoang như sứa để làm thực phẩm

Một số tác hại mà ngành ruột khoang gây ra

Có rất nhiều đóng góp hữu ích trong hệ sinh thái. Tuy nhiên những sinh vật ngành ruột khoang cũng gây ra một vài tác hại. Một số tác hại gồm có:

  • Khi sử dụng sứa làm thực phẩm thì có một số loài sứa ăn được, một số thì gây ngộ độc thực phẩm
  • Sứa cực kỳ đẹp nhưng trên cơ thể có nhiều cầu gai, khi chạm phải gây ra tình trạng ngứa, sưng và phù nề. 
  • San hô dưới biển mọc tràn lan không kiểm soát được có thể mắc vào lưỡi vịt của tàu thuyền, gây cản trở giao thông đường biển.

|| Xem thêm:

Lấy ví dụ một số ngành ruột khoang thường thấy trong tự nhiên

Như tìm hiểu đặc điểm chung của ngành ruột khoang ở trên, chúng ta đã biết được ngành sinh vật này cực kỳ phong phú, có nhiều điểm đặc biệt thu hút sự tò mò của con người. Một số sinh vật ruột khoang được phân tích cụ thể:

Sứa

các đặc điểm chung của ngành ruột khoang

Hình ảnh các loài sứa

Đây là sinh vật điển hình nhất của ngành ruột khoang. Nhìn sơ qua, toàn thân của một con sứa sẽ có hình bán cầu trông như một chiếc dù, nửa trên tròn đều úp xuống nước. Cơ thể chúng trong suốt, cảm giác có thể nhìn thấy cả khoang tiêu hóa phía trong.

Xung quanh thân là những tua miệng dài có tác dụng dùng để săn mồi kiếm ăn. Trên mỗi tua có tích chứa một lượng nọc độc nhất định, khi phun nọc độc vào con mồi, nó sẽ bị tê liệt hệ thần kinh. Sứa di chuyển nhờ sự co bóp của thân dạng dù. Nó dùng sức để đẩy nước trong cơ thể qua lỗ miệng, nhờ có lực đẩy cơ thể sẽ tiến về phía trước.

Cấu tạo cơ thể sứa đúng kiểu đối xứng tỏa tròn, phân tách thành hai lớp tạo thành khoang vị. Ở giữa khoang vị có ống vị, được chia tách bởi tầng trung gian dày, chứa keo dạng trong suốt. Nhờ có lớp keo đặc biệt, sứa mới có thể nổi trên mặt nước, thu hẹp khoang tiêu hóa và đẩy lỗ miệng quay xuống dưới.

Thành phần chủ yếu trong một cơ thể sứa là nước, do đó nếu bị mắc cạn ở bờ biển, nó có thể bị mất nước nhanh chóng, teo nhỏ lại chỉ còn 1/10 kích thước ban đầu.

||Bạn có biết: So Sánh Trùng Kiết Lị Và Trùng Sốt Rét | Đặc Điểm & Cấu Tạo

Hải quỳ

đặc điểm chung của ngành ruột khoang

Hình ảnh xinh đẹp của hải quỳ

Hải quỳ cũng là một trong những loài sinh vật biển thuộc ngành ruột khoang. Hải quỳ có rất nhiều loài khác nhau, sinh sống ở các tầng nước thuộc nhiều vùng biển khác nhau. Nhìn chung các cá thể hải quỳ đều có một cơ thể hình trụ với nhiều màu sắc bắt mắt. 

Cấu tạo cơ thể của một con hải quỳ đúng chuẩn ngành ruột khoang với kết cấu tỏa tròn, thân hình trụ, kích thước từ 2 – 5cm. Thân hải quỳ theo kiểu đế bám để bám vào các tảng đá, bụi san hô dưới mặt biển. Trên thân phát triển các xúc tua dạng gai ở đầu có chứa các chất độc dùng để săn mồi và tự vệ chống lại kẻ thù.

Lỗ miệng của hải quỳ nằm ở phía trên, có nhiều tua miệng xếp đối xứng. Nhìn từ xa, một con hải quỳ trông như một bông hoa rực rỡ đang bung nở.

Khu vực sinh sống của hải quỳ thường là những vị trí có nhiều bờ đá, nhiều động vật nhỏ cư trú và bơi qua. Có một điểm đặc biệt của hải quỳ là chúng rất lười di chuyển, khi di chuyển thường sẽ nhờ vào tôm ở nhờ. Hai sinh vật này thường cộng sinh với nhau để vừa có thể di chuyển được vừa có thể chống lại kẻ thù tấn công.

San hô

đặc điểm chung của ngành ruột khoang

Hình ảnh những rặng san hô dưới biển

San hô thuộc ngành ruột khoang, là một trong những sinh vật có màu sắc bắt mắt và hình dạng vô cùng phong phú. Rất nhiều người thường lầm tưởng san hô là thực vật sống dưới biển luôn vì trông nó chả khác gì một bụi cây đung đưa nhẹ dưới làn nước. 

Thông thường, san hô sẽ sống với nhau thành một tập thể lớn, các cá thể của loài sẽ đứng sát nhau, tạo thành liên kết để vừa giúp đỡ vừa chống lại kẻ thù vừa chia sẻ thức ăn khi cần thiết. Một cá thể sẽ có cấu tạo gồm có tua miệng và lỗ miệng. Lớp ngoài cơ thể của san hô thường tiết ra đá vôi, đá vôi được tiết ra sẽ nhanh chóng cứng lại thành xương để làm giá đỡ cho cơ thể bám chắc tại vị trí sinh sống. Phần nửa trên của san hô khi ở dưới nước thì khá mềm, có thể cử động được.

San hô là một loài động vật sinh sản vô tính, các cá thể con sinh ra bằng các chồi của cơ thể mẹ. Chồi con khi sinh ra sẽ tiếp tục phát triển trên thân mẹ, không hề tách rời. Trải qua quá trình sinh sản và phát triển nhiều năm thì từ một cá thể san hô sẽ tạo thành các rạn san hô siêu đẹp ở dưới mặt biển.

||Tham khảo thêm: so sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

Ngành ruột khoang là một trong những ngành động vật có cấu tạo cơ thể đặc biệt, có vai trò cực kỳ to lớn trong phát triển sinh thái biển. Học và hiểu rõ đặc điểm chung của ngành ruột khoang giúp chúng ta có nguồn kiến thức rộng, là cơ sở để vượt qua nhiều kỳ thi môn sinh học quan trọng.

||Xem thêm bài viết:

Bài viết liên quan