Cúng giao thừa gồm những gì để đầy đủ và sung túc cả năm

19 Tháng Một, 2021 0 Hồng Nhung

Nghi thức cúng Giao thừa mang những ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tín ngưỡng người Việt. Lễ cúng có ý nghĩa tiễn các vị thần linh năm cũ, đón các vị thần linh của năm mới. Bên cạnh các bài văn khấn thì một mâm cúng Giao thừa cũng rất được quan tâm. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu mâm cúng giao thừa gồm những gì?

Bài viết nổi bật:

Mâm cúng Giao thừa thể hiện lòng thành kính đối với gia tiên, thần linh. Theo truyền thống, người ta sẽ thực hiện cúng Giao thừa trong thời khắc đầu tiên của năm mới.

Cúng giao thừa gồm những gì

Cúng giao thừa gồm những gì để đầy đủ và sung túc cả năm

Ý nghĩa việc cúng Giao thừa đêm cuối cùng của năm cũ

Bên cạnh việc cúng Tất niên thì các gia đình Việt Nam không quên chuẩn bị thêm mâm cúng Giao thừa. Mâm cúng này được chuẩn bị để “tống cựu, nghênh tân”. Nhiều người cho rằng đến thời điểm giao thừa, chỉ cần thắp hương cầu cúng một năm mới tốt lành. Tuy nhiên, theo đúng phong tục thì cúng Giao thừa bao gồm khá nhiều nghi lễ.

Mâm cúng đêm Giao thừa mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, đón nhận những điều may mắn, tốt lành. Đây được coi là một trong những lễ cúng quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên đán. Nó bao gồm mâm lễ cúng ngoài trời và mâm cúng trong nhà.

Theo quan niệm xưa, mỗi năm sẽ có các vị thần Hành khiển cai quản. Hết một năm, các vị thần này sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới. Mỗi năm có một vị Hành khiển và mâm cúng Giao thừa bày tỏ lòng thành tiễn vị thần nhà trời đã cai quản năm cũ, đón thần linh làm nhiệm vụ trong năm mới.

Theo phong tục xưa, người ta sẽ chuẩn bị lễ cúng ngoài trời trước, trong nhà sau. Lễ cúng Giao thừa ngoài trời khấn Phật, các quan phù hộ cho quốc thái, dân an, sức khỏe cho gia đình. Sau đó, mới bắt đầu cúng trong nhà gia tiên, ông bà nhà mình.

cúng đêm giao thừa gồm những gì

Quan niện dân gian, lễ cúng này để “tống cự, nghênh tân”, đón năm mới may mắnn

Mâm cúng đêm Giao thừa ngoài trời – cúng Giao thừa gồm những gì?

Thời điểm cúng Giao thừa ngoài trời

Thời điểm cúng Giao thừa sẽ bắt đầu vào lúc bắt đầu chuyển sang giờ Tý (12 giờ đêm 30 Tết). Và lễ cúng ngoài trời cần thực hiện xong trước 1h ngày mùng 1 Tết. Do đó, khi chuẩn bị mâm cúng đêm Giao thừa gồm những gì, bạn cũng cần chuẩn bị kĩ bài văn khấn. Điều này giúp cho lễ cúng thong thả, đúng nghi thức cho năm mới thuận lợi nhất.

Chuẩn bị mâm cúng Giao thừa gồm những gì là hoàn chỉnh?

Đối với mâm cúng Giao thừa ngoài trời, bạn cần chuẩn bị các món sau:

  • Gà trống luộc nguyên con có mào cờ, miệng gà ngậm 1 bông hồng đỏ
  • 1 đĩa xôi hoặc bánh chưng
  • Bánh kẹo
  • Mâm ngũ quả nhỏ
  • Rượu, trà, lá trầu, quả cau
  • 1 đĩa muối trắng, 1 đĩa gạo
  • Đèn/nến, hương

Nếu bạn muốn chuẩn bị mâm cúng chay, chỉ cần bỏ gà trống luộc và sử dụng bánh chưng không có nhân thịt nhé!

mâm cúng đêm giao thừa gồm những gì

Cúng Giao thừa ngoài trời phải có gà trống, xôi

Bên cạnh đó, ngoài các món ăn thì bạn cũng cần chuẩn bị thêm tiền, vàng mã. Một số vật phẩm như quần áo, ủng quan Thần linh, tiền vàng, giấy sớ… là không thể thiếu. Năm Nhâm Dần sắp tới là năm thuộc hành Thổ. Do đó, bạn có thể chuẩn bị các vật phẩm trên màu vàng nâu, cam.

>>> Xem thêm: Bài văn khấn Giao thừa ngoài trời chuẩn

Hướng đặt gà cúng giao thừa năm Nhâm Dần

Vào giờ Tý, các gia đình đặt mâm cơm cúng đêm Giao thừa đã chuẩn bị trước cửa nhà. Những gia đình chung cư có thể đặt ở sảnh lớn hoặc ban công nhà. Mâm cúng Giao thừa quay hướng nào mới tốt? Theo quan niệm thì người ta sẽ đặt mâm cúng theo hướng Đông Bắc hoặc chính Nam. Theo đó, hướng Bắc để cúng Ngọc Hoàng còn hướng Đông là cúng Vua.

Cúng Giao thừa gà quay hướng nào? Đây cũng là điều các gia chủ hết sức lưu ý. Khi cúng Giao thừa, người thực hiện cúng sẽ quay mặt về hướng Đông Bắc hoặc hướng Nam chứ không phải đặt con gà, đĩa xôi theo hướng ấy. Vậy cúng Giao thừa đặt gà quay ra hay quay vào?

mâm cúng giao thừa gồm những gì

Đặt gà cúng như thế nào mới là đúng?

Khi chuẩn bị mâm cúng Giao thừa gồm những gì, gia chủ cần đặt gà cúng thật ngay ngắn trên một đĩa to. Đối với mâm cúng Giao thừa ngoài trời, bạn cần đặt gà quay đầu ra ngoài, quay về phía đường. Điều này có ý nghĩa là chào đón ngài Hành khiển mới đi qua nhà. Còn với mâm cúng trong nhà, trên bàn thờ Tổ tiên, bạn cần đặt gà quay đầu vào phía trong. Tức là đặt gà hướng mặt về phía bát hương. Tư thế của gà đang há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên mang hàm ý gà biết kêu, biết gáy đang chầu.

Tại sao đêm Giao thừa cúng gà trống mà không phải là gà mái?

Gà cúng đêm Giao thừa thường là gà trống, đây là tập tục có từ thời xưa của ông bà để lại. Tại sao lại là gà trống, thay thế bằng gà mái có được không? Quan niệm dân gian cho rằng gà trống là con vật quan trọng, báo hiệu điềm lành, kết nối giữa con người và thế giới tâm linh. Gà trống được coi là biểu tượng cho tín ngưỡng sùng Mặt trời của nhà nông từ lâu đời. Nó đánh thức Mặt trời, mang đến nắng ấm, mưa thuận gió hòa.

Gà trống được cho là hội tụ các đức tính quý như Văn – Võ – Dũng – Nhân – Tín nên được chọn để cúng tế thần linh:

  • Văn: Đầu đội mũ, mào gà dựng đứng thể hiện chí khí
  • Võ: Gà trống thường là đầu đàn với dáng đi nhanh nhẹn, mạnh mẽ
  • Dũng: Linh hoạt di chuyển, mổ hoặc đá cựa chính xác để bảo vệ đàn khỏi nguy hiểm
  • Nhân: Khi gặp nơi có đồ ăn, gà trống sẽ kêu cả đàn cùng ăn với nhau
  • Tín: Gà trống cất tiếng gáy vào mỗi buổi sáng để báo thời gian cho con người.
tại sao đêm giao thừa cúng gà trống

Chọn gà trống trong mâm cúng Giao thừa mong ước cho năm mới mưa thuận gió hòa

Ngoài ra, người ta cho rằng đêm Giao thừa (đêm Trừ tịch) là lúc trời đất tối tăm nhất. Cúng gà trống mang hy vọng đánh thức Mặt trời chiếu sáng cho cả năm. Do đó, người ta thường chọn con gà trống hoa mới gáy biểu trưng cho sự tinh khiết, khỏe mạnh để cúng Giao thừa.

Cúng Giao thừa gồm những gì cho mâm cúng trong nhà?

Đối với mâm cúng giao thừa trong nhà, mỗi vùng miền sẽ chuẩn bị các vật phẩm khác nhau. Theo phong tục mỗi vùng miền, bạn có thể chuẩn bị mâm cúng Giao thừa phù hợp.

Dưới đây là ba mâm cúng Giao thừa của ba miền để quý vị có thể tham khảo:

Mâm cúng Giao thừa gồm những gì ở ngoài Bắc?

Mâm cúng đêm Giao thừa ở miền Bắc gồm các món ăn truyền thống. Thông thường gồm 4 bát — 4 đĩa hoặc 6 bát – 6 đĩa, 8 bát – 8 đĩa. Các món ăn đó là (không kể xôi, dưa hành, gia vị):

  • Móng giò hầm măng
  • Bát bóng bì nấu thập cẩm
  • Bát mọc
  • Bát miến nấu với lòng gà
  • Đĩa thịt gà luộc
  • Đĩa giò lụa (hoặc giò nạc)
  • Đĩa nem rán
  • Đĩa giò xào (giò mỡ)
  • Đĩa nộm
  • Đĩa hành muối
  • Đĩa bánh chưng
cúng giao thừa gà quay hướng nào

Mâm cúng Giao thừa thường thấy của người miền Bắc

Mâm cúng Giao thừa trong nhà của người miền Trung

Đối với người miền Trung, mâm cúng đêm Giao thừa gồm những gì? Đó là bánh chưng, bánh tét và một số món ăn khác như:

  • Dưa món
  • Giò lụa Huế
  • Thịt đông
  • Chả Huế
  • Thịt lợn luộc
  • Dưa giá
  • Gà bóp rau răm
  • Măng khô hầm
  • Miến
  • Cá chiên
  • Đĩa ram…

Bên cạnh đó, người ta còn làm thêm các món như cuốn diếp gỏi lá sen, bánh răng bừa, chả tôm, nem lụi,… tùy từng địa phương cụ thể.

cúng giao thừa gà quay ra hay quay vào

Tùy vào từng địa phương mà mâm cúng Giao thừa lại khác nhau

Mâm cúng Giao thừa trong nhà miền Nam

Mâm cúng trong nhà đêm Giao thừa của miền Nam thường gồm các món nguội như:

  • Canh măng tươi
  • Canh khổ qua nhồi thịt
  • Thịt kho hột vịt
  • Gỏi tôm thịt
  • Chả giò
  • Dưa giá
  • Củ kiệu
  • Bánh tét
  • Củ cải ngâm nước mắm

Ngoài ra, một mâm cúng trong nhà 3 miền còn cần chuẩn bị thêm:

  • Trầu cau
  • Mâm ngũ quả (5 loại quả tùy từng miền)
  • Đèn dầu (hoặc thay thế bằng nến)
  • Đĩa muối, gạo
  • Trà (3 hoặc 5 lý, chén)
  • Bánh kẹo, mứt Tết
  • Hoa cúng (nên là hoa tươi), vàng mã

Mâm cúng đêm Giao thừa có thể thay đổi tùy vào hoàn cảnh và điều kiện kinh tế. Tuy nhiên bạn không nên chuẩn bị quá sơ sài. Khi cúng Giao thừa, các thành viên trong gia đình cần hạn chế làm đổ vỡ đồ vật, cãi vã, to tiếng với nhau.

Hy vọng với các chia sẻ vừa rồi của kienthuctonghop.vn, bạn đã biết mâm cúng Giao thừa gồm những gì để chuẩn bị chu đáo nhất. Lễ cúng Giao thừa rất quan trọng nên hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng và cẩn thận để năm mới Nhâm Dần trọn vẹn, may mắn nhất nhé!

Xem thêm bài viết liên quan khác dưới đây:

Bài viết liên quan