Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là chất nào?

31 Tháng Mười Hai, 2021 0 Thu Trà

Quỳ tím là cái tên vô cùng quen thuộc trong hóa học được sử dụng để đo độ pH hoặc ứng dụng trong thí nghiệm. Vậy quỳ tím là gì? Nó đổi màu như thế nào và chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là chất nào? Hãy cùng Kiến thức Tổng hợp đi khám phá những vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là

[LỜI GIẢI] Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là chất nào?

Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là?

Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là những chất có tính trung tính (giấy quỳ không đổi màu) và chất có tính axit (giấy quỳ chuyển màu đỏ). Còn chất có tính bazo sẽ làm giấy quỳ tím chuyển màu xanh.

Giấy quỳ tím là gì?

Quỳ tím (hay còn gọi là giấy quỳ tím) là loại giấy được tẩm dung dịch etanol (hoặc làm từ nước với chất màu tách ra từ rễ cây địa y) và có màu gốc ban đầu là màu tím. Khi hòa tan chất nào đó vào nước thì dung dịch tạo thành có thể làm đổi màu quỳ tím. Độ kiềm hoặc độ axit của dung dịch sẽ được xác định dựa trên nồng độ ion hydro và được biểu thị bằng giá trị pH.

Quỳ tím có mấy loại?

Hiện nay, người ta thường sử dụng 2 loại quỳ tím chính đó là:

giấy quỳ tím là gì

Quỳ tím có 2 loại là quỳ tím đỏ và quỳ tím xanh

  • Giấy quỳ tím xanh: Được sử dụng để thử acid và giấm. Khi nhúng quỳ tím vào dung dịch thì giấy sẽ chuyển màu nếu đó là dung dịch có tính axit. Còn trong điều kiện cơ bản thì giấy sẽ giữ nguyên màu.
  • Giấy đỏ: Là loại giấy thường được sản xuất bằng cách xử lý giấy trơn với các loại thuốc nhuộm màu đã ngâm với axit sunfuric loãng. Sau đó, giấy sẽ được sấy khô bằng cách hong với không khí.   

Quỳ tím có hóa trị mấy?

Giấy quỳ tím là chất chỉ thị để đo độ pH và dùng để phân biệt độ axit, bazo trong dung dịch. Màu sắc sẽ thay đổi dựa vào độ pH của dung dịch. Vì thế, nó không có hóa trị và không có 1 công thức hóa học cụ thể nào.

  • pH = 7 quỳ tím giữ nguyên màu thì dung dịch ở trạng thái trung tính
  • pH < 7, quỳ tím hóa đỏ nghĩa là dung dịch có tính axit
  • pH > 7 quỳ tím hóa xanh nghĩa là dung dịch có tính bazơ
  • Khi gặp nước thì quỳ tím sẽ không đổi màu

Quỳ tím đổi màu như thế nào?

quỳ tím đổi màu như thế nào

Quỳ tím có đổi màu hay không phụ thuộc vào dung dịch đó là axit hay bazo

Quỳ tím thay đổi 3 màu tùy thuộc vào dung dịch đó là bazơ, axit hay trung tính:

  • Quỳ tím sẽ chuyển sang màu xanh khi giấy quỳ tiếp xúc với dung dịch bazơ
  • Quỳ tím sẽ đổi sang màu đỏ khi giấy quỳ tiếp xúc với dung dịch có tính axit
  • Quỳ tím không đổi màu khi dung dịch đó là trung tính, tức là tính bazơ = tính axit.

||Xem thêm: Benzen có làm mất màu dung dịch Brom không?

Ứng dụng của quỳ tím trong nghiên cứu và đời sống

Ngày nay, quỳ tím được ứng dụng trong rất nhiều trong lĩnh vực khoa học cũng như đời sống. Cụ thể như sau:

Phân biệt dung dịch hóa học

Thử giấy quỳ tím là cách nhanh nhất để xác định dung dịch đó là bazơ hay axit. Ngoài ra, người kiểm tra cũng có thể xác định được mức độ mạnh yếu của chất thông qua phần hiển thị màu sắc trên giấy sau khi thử.

phân biệt axit và bazo

Dựa vào quỳ tím mà chúng ta có thể phân biệt được đó là chất gì

Việc cho kết quả nhanh chóng cùng độ chính xác cao nên quỳ tím được nhiều nhà khoa học sử dụng trong việc nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực, tiết kiệm tối đa thời gian.

Để nhận biết dung dịch có tính axit hay bazo thì chúng ta chỉ cần sử dụng 1 mẩu nhỏ quỳ tím là có thể dễ dàng nhận biết, cụ thể là:

  • Khi nhúng quỳ tím vào dung dịch axit như H2SO4, HCl thì quỳ tím sẽ chuyển sang màu đỏ.
  • Khi nhúng quỳ tím vào dung dịch bazơ như KOH, NaOH thì quỳ tím sẽ chuyển sang màu xanh
  • Khi quỳ tím ở trong trường hợp trung tính hay cân bằng thì sẽ không bị đổi màu.

Kiểm tra độ pH

Ngoài dùng để phân biệt bazơ hay axit thì quỳ tím còn được sử dụng để kiểm tra độ pH của dung dịch. Nên người dùng có thể sử dụng loại giấy này để kiểm tra độ pH của bể bơi. Đồng thời, xác định độ an toàn của đồ uống, thức ăn có đảm bảo an toàn hay không.

Quỳ tím được sử dụng để kiểm tra độ pH

Quỳ tím được sử dụng để kiểm tra độ pH

Bởi thực tế, bất cứ 1 loài sinh vật nào, kể cả con người đều bị ảnh hưởng bởi độ pH dù sự thay đổi đó là nhỏ nhất. Do đó, khi xác định được chính xác độ pH sẽ giúp người dùng đưa ra phương án xử lý trong những trường hợp cần thiết. Từ đó giúp môi trường sống được đảm bảo chất lượng, an toàn và trong lành nhất.

Tuy nhiên, kết qua đo pH của quỳ tím chỉ tương đối chứ không chính xác 100% được. Trường hợp cần đo nhanh thì chúng ta có thể sử dụng quỳ tím như sau: Dùng 1 miếng quỳ tím và nhúng vào nước, sau đó so sánh với bảng màu đi kèm:

  • Nếu chỉ số pH từ 1 – 7 thì đó là môi trường axit
  • Nếu chỉ số từ 7 – 14 thì đó là môi trường bazo
  • Nếu là 7 thì đó là môi trường trung tính.

Đặc biệt, quỳ tím còn có thể thử rỉ ối của bà bầu trong giai đoạn cuối. Từ đó chúng ta có thể biết được tình trạng thai nhi bên trong bụng mẹ tốt hay yếu để đưa ra phương án kịp thời nhất.

Chắc hẳn với những thông tin chia sẻ trên bạn đọc đã biết được “Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là chất nào?” rồi phải không? Trong quá trình tổng hợp không thể tránh khỏi sai sót, hãy cùng đóng góp để bài viết trở nên hoàn thiện hơn nhé!

||Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan