Ý nghĩa cây xương rồng trong phong thủy – nên đặt xương rồng ở vị trí nào

15 Tháng Tư, 2021 0 Nông Huyền

Xương rồng là loài cây có sức sống mãnh liệt, tuổi thọ cao nên được nhiều người yêu thích. Hiện nay, nó được lai tạo ra rất nhiều kiểu đẹp mắt và được sử dụng để trang trí nội thất. Vậy cây xương rồng trong phong thủy có ý nghĩa gì? Nên đặt xương rồng ở vị trí nào là tốt và thu hút nhiều tài lộc nhất?

cây xương rồng trong phong thủy

Tìm hiểu ý nghĩa của cây xương rồng trong phong thủy và một số loại dễ trồng nhất

Vài nét về cây xương rồng

Xương rồng thuộc họ Cactaceae và được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng có khoảng 1800 loài nằm trong 125 chi khác nhau. Loài cây này thường có hình cầu hoặc nhiều nhánh hình trụ, mọc thành khóm và phủ sát mặt đất. Chúng có khả năng chịu hạn hán cực tốt. Vì thế xương rồng có môi trường sống đa dạng và tồn tại được ở những hoang mạc cằn cỗi, khô nóng.

Xương rồng thuộc loại cây thân mềm và khá mọng nước. Lá của chúng bị tiêu tán thành gai nhọn để giảm thoát nước. Tuổi thọ của loài cây này cực cao, từ 30 cho đến 300 năm. Chu kỳ nở hoa của xương rồng khác nhau tùy từng loại, thường là từ 6 – 12 tháng. Dù khá gai góc, nhưng một khi đã nở hoa thì nó sẽ làm biết bao người say đắm.

Ý nghĩa của cây xương rồng trong phong thủy là gì?

Cây xương rồng cảnh tượng trưng cho sự kiên cường, vượt qua mọi nghịch cảnh. Còn hoa của chúng thì thể hiện một tình yêu mãnh liệt mà không dám thổ lộ. Không nhỉ vậy, cây xương rồng nở hoa còn ẩn chứa hàm ý chúc mừng ai đó đạt được thành công sau thời gian khó khăn. Cụ thể:

  • Đối với người có gia đình: Trồng xương rồng trong nhà sẽ mang ý nghĩa về một gia đình hạnh phúc dài lâu. Một gia đình có sức khỏe dẻo dai vượt qua mọi thử thách.
  • Đối với bạn bè hoặc đôi lứa đang yêu: Loài cây này tượng trưng cho tình yêu và tình bạn vĩnh cửu. Nam nữ tặng nhau xương rồng để thể hiện tình cảm bền lâu và vượt qua được mọi rào cản để đến với nhau.
cây xương rồng trong phong thủy

Xương rồng thể hiện sự mạnh mẽ, kiên cường và tình cảm mãnh liệt, bền chặt

Tuy nhiên, loài cây này được bao bọc bởi nhiều gai nhọn mang đến nhiều sát khí. Nhiều gai nhọn chĩa vào người sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chủ nhân. Mặt khác, bề ngoài gai góc nhưng bên trong xương rồng lại mọng nước, mềm mại. Nó thể hiện cái nhìn sâu sắc rằng, một số người có vẻ ngoài khô khan nhưng bên trong lại chan chứa tình cảm, giàu lòng thương người.

Cây xương rồng trong phong thủy hợp với tuổi nào?

Loài cây này ẩn chứa nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Tuy nhiên, để nó mang lại hiệu quả tốt nhất thì không phải ai cũng phù hợp để trồng. Xét về mặt phong thủy, nếu mệnh không phù hợp mà vẫn trồng xương rồng thì sẽ ảnh hưởng xấu đến công việc và sức khỏe. Vậy, cây xương rồng hợp với mệnh nào?

Xét về mệnh, xương rồng phù hợp với những người mệnh Kim. Loại cây này sẽ giúp hóa giải vận xui, phòng trừ tiểu nhân. Đồng thời, nó mang lại tài lộc, may mắn cho người trồng.

Xét về tuổi, xương rồng phù hợp với những người tuổi Thìn. Vì chúng có hình dáng uốn lượn tương tự như con rồng. Những người tuổi Thìn sinh vào những năm: 1964, 1976, 1988, 2000,…

Vị trí trồng cây xương rồng trong phong thủy tốt nhất

cây xương rồng trong phong thủy

Cây xương rồng trong phong thủy nên đặt ở sân, cạnh hàng rào và ngoài cửa đóng

Như đã tìm hiểu ở trên, xương rồng có vẻ ngoài gai góc, xù xì nên thường mang đến nhiều ám khí. Do đó, bạn không nên đặt chậu xương rồng trong phòng khách, phòng ngủ, bàn làm việc,…

Ngược lại, bạn có thể đặt chúng ở sân trước nhà, hàng rào lan can, sân sau nhà, ban công, ngoài cửa đóng. Tại những vị trí này, xương rồng sẽ  giúp canh gác, bảo vệ ngôi nhà, tiền tài cho chủ nhân. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đặt loài cây này ở hướng Tây Bắc – hướng xấu đối với phong thủy. Nó sẽ khắc chế và làm tiêu biến những nguồn năng lượng xấu, tránh điều xui xẻo.

Một số loại xương rồng đẹp và dễ trồng nhất

Xương rồng bánh sinh nhật

cây xương rồng trong phong thủy

Cây xương rồng bánh sinh nhật

Cây xương rồng này còn có tên gọi khác là Nipple. Xương rồng bánh sinh nhật một trong những loại dễ chăm sóc nhất. Chúng có màu xanh với dạng hình cầu tròn xoe, mũm mĩm khá đáng yêu. Gai của nó khá dày và cứng nên có thể làm đau bạn nếu va chạm mạnh. Vào mùa sinh sản, xương rồng bánh sinh nhật ra hoa đẹp và nhiều với màu hồng đậm tươi tắn. 

Xương rồng càng cua

cây xương rồng trong phong thủy

Cây xương rồng Càng Cua

Loại xương rồng này trông bề ngoài rất khô cứng nhưng lại có hoa rất đẹp. Chúng thường mọc thành bụi nhỏ, trên thân có 2 cánh dẹt với màu xanh bóng mềm. Nó ra hoa từ các cành ở đỉnh, dạng túi ống buông thõng xuống. Xương rồng càng cua thường cho hoa màu hồng, đỏ, tím,… đặc biệt chúng lâu tàn và rất thơm. Bạn có thể trồng chúng trong chậu để làm cảnh cho ngôi nhà.

Xương rồng bát tiên

cây xương rồng trong phong thủy

Cây xương rồng Bát Tiên

Xương rồng bát tiên còn được gọi là hoa Mão gai với tên khoa học là Euphorbia. Nó sở hữu hình dáng độc đáo, lạ mắt nên thường được sử dụng làm cây cảnh. Đặc biệt, chúng có rất nhiều lá nên khó có thể tin rằng đây là một loại xương rồng. Đồng thời, loài này có sức rống vô cùng mãnh liệt và dễ chăm sóc. Nếu được chăm sóc tốt và cung cấp đủ ánh sáng thì chúng có thể nở hoa quanh năm. Hoa nở thành chùm, mỗi chùm có 8 bông nên được gọi là bát tiên.

Xương rồng tai thỏ

cây xương rồng trong phong thủy

Cây xương rồng Tai Thỏ

Xương rồng tai thỏ rất đáng yêu với các phiến dẹp dạng oval. Các nhánh nhỏ sẽ mọc ra từ thân chính trông giống như tai thỏ. Bên ngoài là có nhiều gai nhỏ màu trắng và vàng, nếu trồng làm cảnh thì gai của chúng khá mềm. Nó cũng có thể nở hoa và cho quả ngọt có vị giống với dưa hấu. Trong tự nhiên, chúng có kích thước khá lớn và có thể dùng làm thuốc. Không chỉ vậy, nó có khá nhiều chất xơ, vitamin và có thể ăn được như một loại rau xanh.

Xương rồng Thanh Sơn

cây xương rồng trong phong thủy

Cây xương rồng Thanh Sơn

Xương rồng Thanh Sơn (xương rồng Núi) có hình dạng giống một ngọn núi phiên bản mini. Cây có một thân chính và mọc ra nhiều nhánh con, tạo thành kiểu dáng trùng trùng điệp điệp như ngọn núi. Mỗi nhánh của nó có 5 khía, trên mỗi khía đều có gai nhỏ mềm mại và xếp thẳng hàng.

Xương rồng Trứng Chim

cây xương rồng trong phong thủy

Cây xương rồng Trứng Chim

Còn được biết đến với tên gọi là xương rồng Nhện Trắng, xương rồng Tuyết Trắng,… Loại xương rồng này có dạng hình thoi hoặc tròn nhỏ nhắn và khá xinh xắn. Bên ngoài của xương rồng Trứng Chim được bao phủ bằng lớp gai nhỏ li ti màu trắng. Sợi gai đan lại vào nhau thành lớp mạng nhện nhỏ giống bông tuyết bao lấy thân cây.

Cây này không chỉ có vẻ đẹp độc lạ mà còn hút các bức xạ độc hại từ các thiết bị điện tử. Chính vì thế, xương rồng Trứng Chim được chị em văn phòng đặc biệt yêu thích. Nó có 2 loại phổ biến gồm loại màu xanh nhạt và xanh đậm hơn. Loại màu xnah nhạt sẽ có hoa màu vàng, còn xanh đậm hơn thì có hoa màu đỏ hồng.

Xương rồng Astro

cây xương rồng trong phong thủy

Cây xương rồng Astro

Cây có hình dáng giống như ngôi sao, tên khoa học là Astrophytum myriostigma (ngôi sao thực vật). Một số cây đặc biệt có vảy trắng phủ dày đặc bên ngoài, tạo nên một màu trắng bạc sống động. Thân của chúng bè ngang nên có phần khác biệt so với các loại xương rồng khác. Mỗi cây thường có từ 5 – 7 cạnh to và mập rất đáng yêu.
Loài xương rồng này 2 năm mới trổ hoa một lần và thường nở vào đầu mùa xuân. Hoa của chúng mọc gần đỉnh có hình phễu, màu cam đỏ hoặc vàng nhạt.

Xương rồng Cầu Vồng

cây xương rồng trong phong thủy

Cây xương rồng Cầu Vồng

Xương rồng cầu vồng có nguồn gốc từ Mexico với tên khoa học là Pincushion Cactus (Mammillaria). Nó nằm trong nhóm hơn 200 loại xương rồng hình cầu được trồng làm cây cảnh trong nhà phổ biến nhất. Thân xương rồng Cầu Vồng có rất nhiều gai, nhưng chúng nở hoa rất nhiều và đẹp. Hơn nữa, loại xương rồng này cực kỳ ưa ánh sáng mặt trời.

Xương rồng Gymno

cây xương rồng trong phong thủy

Cây xương rồng Gymno

Xương rồng Gymno rất đặc biệt vì chúng không có gai và lông. Loài cây này cũng có khả năng hấp thụ các tia gây hại phát ra từ thiết bị điện tử. Xương rồng Gymno có các đốm nhỏ chạy dọc thân, trên mỗi đốm nhỏ đó sẽ là gai của nó. Khi trưởng thành, chúng đẻ ra nhiều nhánh tạo thành bụi nhỏ. Xương rồng Gymno có hoa màu trắng, hồng nhạt hoặc kem.

Xương rồng Kim Hổ

cây xương rồng trong phong thủy

Cây xương rồng Kim Hổ

Xương rồng kim hổ cùng là một trong các loại xương rồng được yêu thích và trồng phổ biến. Cây có dạng hình cầu, phân thành nhiều múi góc cạnh, màu xanh đậm. Bên ngoài được bao bọc bằng lông màu vàng kết hợp với các gai nhọn vàng kim. Gai sẽ tập chung nhiều ở phần đỉnh. Hoa của chúng nở từ khoảng tháng 6 – 10. Các bông hoa có màu vàng tươi tắn mọc ra từ đỉnh của xương rồng.

Xương rồng Aster

cây xương rồng trong phong thủy

Cây xương rồng Aster

Xương rồng Aster trông nhỏ xinh với kích thước và màu sắc đa dạng. Loại xương rồng này sẽ ra hoa khoảng 2 – 3 lần trong 1 năm. Hoa của chúng cũng có nhiều màu sắc khá đa dạng, bao gồm: Da cam, đỏ, vàng, trắng,… Mỗi cây thường nở 2 – 3 bông, sau khi hoa tàn thì sẽ hình thành quả xương rồng.

Trong tình yêu, xương rồng Aster thể hiện ý nghĩa về một tấm lòng thủy chung, son sắt. Trong công việc, nó đại diện cho những ai có tính cách mạnh mẽ và quyết đoán.

Cây xương rồng trong phong thủy mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp về ý chí kiên cường, tình yêu vĩnh cửu. Bên cạnh đó, nó cũng mang đến nhiều may mắn, tiền tài và lộc lá đến cho chủ nhân. Nếu bạn yêu thích loài cây này thì có thể tham khảo hơn 10 loại xương rồng dễ trồng và chăm sóc đã gợi ý trên đây nhé!

Nguồn: Kiến thức tổng hợp

Bài viết liên quan