Chắc hẳn bạn đã không còn xa lạ gì với câu nói “5 châu 4 biển” nữa. Tuy nhiên, thực tế hiện nay câu nói này đã không còn chính xác nữa. Chính vì vậy nên có không ít người không biết có bao nhiêu đại dương trên Trái đất. Để biết về các đại dương trên thế giới, quý vị đừng bỏ lỡ những chia sẻ ngay sau đây nhé.
Nội dung bài viết
Khái lược về các đại dương trên Trái đất
Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu xem đại dương là gì đã.
Đại dương là vùng chứa nước mặn khổng lồ. Nó tạo thành phần lớn thủy quyển của Trái đất chúng ta.
Trước đây, đại dương trên Trái đất được chia thành 4, do đó mới có câu nói năm châu bốn biển.Tuy nhiên, thực tế hiện nay câu nói này đã không còn chính xác nữa. Số lượng lục địa cũng như đại dương được công nhận đã thành 7 châu 5 biển.
Cụ thể, tổng diện tích của đại dương trên Trái đất là khoảng 361.000.000km² (đó là ~ 71% bề mặt Trái đất). Tổng thể tích đại dương chiếm khoảng 1.370.000.000km³ và độ sâu trung bình là 3.790m. Thủy quyển của chúng ta (gồm đại dương cùng với tất cả nước ngọt trong nước ngầm, hồ, sông, tuyết, băng và khí quyển) chiếm khoảng 0,023% tổng khối lượng của Trái đất.
Các đại dương có vai trò vô cùng quan trọng cho sự sống trong thế giới của chúng ta. Sự sống bắt đầu từ đại dương, và ngày nay, đại dương là “nhà” của hơn 230.000 loài sinh vật biển.
Các đại dương cũng kiểm soát khí hậu và nhiệt độ của Trái đất. Chúng cân bằng nhiệt và rất quan trọng để tạo ra lượng mưa.
Trung bình, năm đại dương trên thế giới có độ mặn khoảng 3,5%. Tuy nhiên, các khu vực như Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và Vịnh Bengal có độ mặn cao hơn.
||Bài viết khác: Những loại cá cảnh đẹp nhất thế giới
Trái đất có mấy đại dương?
Việc câu nói 5 châu 4 biển không còn chính xác khiên cho nhiều người không biết thực tế hiện nay có mấy đại dương. Hiện tại, Trái đất của chúng ta được công nhận là có 5 đại dương. Đặc điểm mỗi đại dương được thể hiện như sau.
Thái Bình Dương
Thái Bình Dương tiếp xúc với biên giới bờ biển phía tây của châu Mỹ cùng với đông Á và châu Úc. Đường xích đạo chia Thái Bình Dương thành hai phần riêng biệt – Bắc Thái Bình Dương và Nam Thái Bình Dương.
Nếu bạn được hỏi đại dương nào có diện tích lớn nhất thì hãy trả lời là Thái Bình Dương nhé. Đại dương này có tên tiếng anh là Pacific Ocean. Với diện tích lên tới 168.723.000km2, Thái Bình Dương trở thành đại dương lớn nhất thế giới. Nó chiếm tới 45% diện tích đại dương toàn cầu.
Đại dương lớn nhất thế giới là gì được thể hiện khi nó có điểm rộng nhất lên tới 19.800km kéo dài từ Indonesia (phía đông) đến eo biển Malacca (phía tây). Nó kéo dài gần nửa vòng Trái đất từ biển Bering ở Bắc Cực đến tận vùng nước băng giá của Biển Ross ở Nam Cực ở phía Nam- 15.500 km từ bắc xuống nam.
Đại dương nào sâu nhất cũng chính là Thái Bình Dương. Điểm sâu nhất từng đo được tại đây lên tới 10.911m tại rãnh Mariana. Độ sâu trung bình là 4.200m. Đây cũng là đại dương có nhiều hòn đảo nhất thế giới. Số lượng khổng lồ đó lên tới 25.000 đảo. Hầu hết các đảo này nằm ở phía nam của đường xích đạo.
Đại dương này được đặt tên bởi nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan, người đã tìm thấy Thái Bình Dương rất yên bình (“pacifique”, có nghĩa là yên bình trong tiếng Pháp) trong phần lớn hành trình của ông từ Eo biển Magellan đến Philippines.
Trái ngược với tên gọi của nó, những hòn đảo của Thái Bình Dương thường bị bão và cuồng phong đánh sập. Các quốc gia có biên giới với Thái Bình Dương, hay Vành đai Thái Bình Dương, thường xảy ra núi lửa và động đất. Tiêu biểu hơn cả chính là Philipin, Nhật Bản,… hàng năm hứng chịu rất nhiều bão, động đất, núi lửa thậm chí là sóng thần.
Đại Tây Dương
Đại Tây Dương nằm giữa Châu Mỹ và các lục địa u/Phi. Đại Tây Dương là đại dương lớn thứ hai và mặn nhất trên thế giới. Nó chiếm 22% (82.400.000km2) diện tích đại dương toàn cầu. Và tăng lên 29% (106.400.000km2) khi tính cả các biển lân cận.
Tên tiếng anh của nó là Atlantic Ocean. Tên này bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp. Đại dương này cũng bị chia cắt bởi Xích đạo. Khoảng cách lớn nhất từ đông sang tây ở Bắc Đại Tây Dương là 6.900 km (từ Morocco đến Florida) và 6.500 km từ Cape Horn đến Cape of Good Hope ở Nam Đại Tây Dương.
Bạn có biết được đáy đại dương sâu bao nhiêu? Với Đại Tây Dương, độ sâu trung bình là 3.660m. Và điểm sâu nhất nằm ở Rãnh Puerto Rico ở 8.648m.
Điểm đặc biệt, dưới Đại Tây Dương có một dãy núi ngầm khổng lồ được gọi là Mid-Atlantic Ridge. Nó kéo dài từ Iceland ở phía bắc đến vĩ độ 58° S. Nơi rộng nhất có thể lên tới khoảng 1.600km. Ở nhiều nơi dưới đáy đại dương có các đỉnh núi nhô lên tạo thành các đảo trên mặt nước.
Bắc Đại Tây Dương là đại dương có gió mạnh và gồ ghề nhất. Gió tây mùa đông mạnh trên 55 km/h, tạo ra các con sóng cao tới 4,5 mét. Gió tại đây cũng có sự thay đổi đáng kể theo mùa. Những cơn gió yếu hơn nhiều vào mùa đông và mạnh mẽ vào mùa hè.
Gió mậu dịch NE thổi từ các đỉnh cao cận nhiệt đới khoảng 30ºN về phía Xích đạo được duy trì quanh năm. Nhưng yếu hơn so với gió ở Bắc Thái Bình Dương.
Ấn Độ Dương
Ấn Độ Dương có tên tiếng anh là Indian Ocean. Đại dương này giáp với Ấn Độ ở phía Bắc, Đông Phi, Australia và Nam Đại Dương. Ấn Độ Dương có diện tích 73.556.000km2, chiếm 20% diện tích đại dương toàn cầu. Độ sâu trung bình là 3.897m, với điểm sâu nhất là rãnh Java có độ sâu 7.725m.
Ấn Độ Dương là một tuyến đường trung chuyển quan trọng giữa châu Á và châu Phi, một đặc điểm địa lý đã thúc đẩy một số cuộc xung đột lịch sử mạnh mẽ.
Các con sông lớn chảy vào Ấn Độ Dương bao gồm Zambezi, Arvandrud/Shatt-al-Arab, Indus, Ganges, Brahmaputra và Irrawaddy. Các cơn gió bão kiểm soát các dòng chảy trong khu vực này. Một dòng chảy theo chiều kim đồng hồ ở bắc bán cầu và các dòng còn lại chảy ngược chiều kim đồng hồ về phía nam của xích đạo. Khi gió mùa mùa đông xuất hiện, các dòng chảy ở phía Bắc bị đảo ngược.
Ấn Độ Dương được bao bọc bởi 4 mảng kiến tạo và có thể bao gồm một mảng bổ sung. Đây là đại dương trẻ nhất về mặt địa chất trong số 5 đại dương. Nó có các rặng núi trải rộng ở ranh giới mảng phân kỳ.
Vĩ độ thấp của dòng chảy phía Tây có thể va chạm với các vùng cực đông băng giá, tạo ra những cơn gió mạnh và khó lường. Những cơn gió này có sức hút lớn nhất thế giới dẫn đến thuật ngữ “Roaring Forties” (những cơn gió Tây cực mạnh thổi ở Nam Bán cầu giữa vĩ độ 40° và 50°).
Các sóng trung bình cao nhất trên 4,5m xuất hiện vào tháng 7 – 8. Đại dương này có sự thay đổi theo mùa là rất ít. Gió mùa châu Á/châu Úc thống trị nửa phía đông của Ấn Độ Dương trong suốt mùa hè (tháng 12 – 3). Trong khi đó, gió Tây Bắc mạnh thổi khắp Indonesia và bắc Úc. Gió Đông Bắc thổi về phía Ấn Độ. Ở nửa phía tây của Ấn Độ Dương, có gió mùa Tây Bắc (tháng 7) mùa đông, đạt cường độ mạnh nhất xung quanh Somalia.
Tham khảo bài viết khác:
Nam Đại Dương
Cùng với tên các đại dương bằng tiếng anh như trên thì Nam Đại Dương là Southern Ocean. Đại dương này bao quanh Nam Cực và kết nối Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Ban đầu nó coi khu vực này như một phần của Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nó được hiểu đơn giản chỉ là kéo dài đến Nam Cực. Tuy nhiên, đến năm 2000, Nam Đại Dương được Tổ chức Thủy văn Quốc tế công nhận. Nó trở thành một đại dương riêng biệt. Điều này khiến cho “5 châu 4 biển” không đúng nữa.
Về kích thước, Nam Đại Đại Dương lớn thứ tư với diện tích 20.327.000 km2. Nó mở rộng ra đến 60 độ vĩ độ Nam. Đại dương này chủ yếu là nước sâu, trung bình 4.000 – 5.000m. Điểm sâu nhất sâu 7.235m nằm ở cuối phía nam của rãnh South Sandwich.
Vì là một môi trường khắc nghiệt với nhiệt độ vô cùng thấp, chủ yếu là băng. Cho nên nó ít được biết đến hơn cả trong 5 đại dương.
Bắc Băng Dương
Đây là đại dương gần như được bao quanh hoàn toàn bởi châu Á, châu Âu, Greenland và Bắc Mỹ. Bắc băng dương tiếng anh là Arctic Ocean.
Đáp án của nghi vấn đại dương nào nhỏ nhất thế giới chính là Bắc Băng Dương. Đại dương có diện tích nhỏ nhất đạt 15.558.000km2, tương đương với diện tích nước Nga.
Trong mùa đông, nó chủ yếu bị đóng băng. Khi mùa hè đến cũng chỉ một nửa bề mặt của nó tan chảy. Bắc Băng Dương nhận được nhiều nước ngọt từ các con sông lớn ở Siberia. Và nước mặn từ Đại Tây Dương (80%) và Thái Bình Dương (20%). Các tảng băng trôi ra khỏi Greenland chiếm hai phần trăm lượng nước chảy ra từ Bắc Băng Dương.
Bắc Băng Dương là nơi đa dạng nhất về các loài cá. Nó có rất nhiều loài sinh vật biển bao gồm cá voi, sứa,… Nhưng vì nhiệt độ lạnh giá, tại đây có rất thực vật. Điều này khiến nó trở thành một trong những hệ sinh thái mong manh nhất trên hành tinh.
Các biển trên thế giới
Không ít người thường dùng từ “biển” để thay thế “đại dương”. Nhưng thực tế, cả hai cách diễn đạt này không thể thay thế cho nhau. Biển chỉ quy mô nhỏ hơn đại dương rất nhiều. Một đại dương gồm có nhiều biển. Biển là những phần nhỏ hơn của đại dương. Bạn có từng thắc mắc biển Đông thuộc đại dương nào hay không? Hãy khám phá nhé.
Thái Bình Dương: Biển Bali, Biển Bering, Eo biển Bering, Biển San hô, Biển Hoa Đông, Vịnh Alaska, Vịnh Bắc Bộ, Biển Philippine, Biển Nhật Bản, Biển Okhotsk, Biển Đông và Biển Tasman.
Đại Tây Dương: Biển Baltic, Biển Đen, Biển Caribê, Eo biển Davis, Eo biển Đan Mạch, một phần của Drake Passage, Vịnh Mexico, Biển Labrador, Biển Địa Trung Hải, Biển Bắc, Biển Na Uy, và gần như toàn bộ Biển Scotia.
Ấn Độ Dương: Biển Andaman, Biển Ả Rập, Vịnh Bengal, Biển Flores, Great Australian Bight, Vịnh Aden, Vịnh Oman, Biển Java, Kênh Mozambique, Vịnh Ba Tư, Biển Đỏ, Biển Savu, Eo biển Malacca và Biển Timor.
Nam Đại Dương: Biển Amundsen, Biển Bellingshausen, một phần của Drake Passage, Biển Ross, một phần nhỏ của Biển Scotia và Biển Weddell.
Bắc Băng Dương: Vịnh Baffin, Biển Barents, Biển Beaufort, Biển Chukchi, Biển Đông Siberi, Biển Greenland, Vịnh Hudson, Eo biển Hudson, Biển Kara, Biển Laptev và Hành lang Tây Bắc.
Trên đây là một số thông tin khái lược về các đại dương trên thế giới. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây có thể giúp bạn biết thêm về các đại dương trên thế giới. Lưu ý đừng nhầm về 5 châu 4 biển nữa nhé.
Bài viết liên quan khác:
- Các nước sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính trên thế giới
- Danh sách những nước ít dân nhất thế giới
- Giờ quốc tế UTC, GTM là gì? Phân biệt giờ quốc tế, giờ mặt trời
- Những trường Đại học tốt nhất Thế giới