Bộ đàm bắt sóng được bao xa? Khoảng cách liên lạc bộ đàm

6 Tháng Mười Một, 2021 0 Doãn Rần

Bộ đàm là một thiết bị hỗ trợ vấn đề liên lạc được nhiều ngành nghề và lĩnh vực ưa chuộng sử dụng. Và dĩ nhiên, một câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc đó là bộ đàm bắt sóng được bao xa? Trong nội dung bài viết này thì kienthuctonghop.vn sẽ giải đáp câu hỏi này giúp bạn cùng với đó là một số vấn đề liên quan.

Giới thiệu về bộ đàm 

Bộ đàm là thiết bị liên lạc thoại được thiết kế radio thu phát 2 chiều giữa 1 bộ đàm với 1 hoặc nhiều bộ đàm khác bằng truyền sóng vô tuyến. Hiện nay, tùy thuộc vào thương hiệu bộ đàm cũng như đặc điểm môi trường làm việc thì hiệu quả liên lạc giữa các bộ đàm sẽ khác nhau.

Máy bộ đàm gồm các bộ phận cơ bản như sau:

  • Bộ phận thu tín hiệu
  • Bộ phận phát tín hiệu
  • Bộ chuyển đổi tín hiệu sóng vô tuyến
  • Anten bộ đàm
  • Nguồn điện giúp máy vận hành
Bộ đàm bắt sóng được bao xa

Cấu tạo chung của bộ đàm cầm tay

Nhìn chung, về bản chất thì bộ đàm và điện thoại di động khá giống nhau. Tuy nhiên khi xem xét ở một số khía cạnh thì bộ đàm có các ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Cụ thể:

  • Tốc độ đường truyền sóng và thu phát tín hiệu nhanh chóng
  • Thông tin được bảo mật hơn với hệ thống đường truyền nội bộ
  • Có thể sử dụng ở nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa gió, bão, cháy nổ, cứu hộ,…
  • Chi phí đầu tư để sở hữu một model rẻ hơn nhiều so với một chiếc điện di động.
  • Không mất chi phí nghe gọi.
  • Trang bị các tính năng hiện đại như mã hóa âm thanh, đàm thoại kín, các báo động khẩn cấp,…

> > Có thể bạn quan tâm: 7 bộ đàm gia đình giá rẻ được ưa chuộng nhất năm

Bộ đàm bắt sóng được bao xa? 

Trước tiên, để trả lời cho câu hỏi này thì chúng ta cần tìm hiểu rõ những thông số quảng cáo mang tính chất “phóng đại” của các đơn vị cung cấp bộ đàm về khả năng nghe gọi của thiết bị. Tuy nhiên, trên thực tế thì cự ly liên lạc của bộ đàm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố xung quanh.

Theo tìm hiểu, một số máy bộ đàm giá rẻ đạt chuẩn phải đạt tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng chung. Đó là dù trang bị dải tần số UHF hay VHF thì công suất phát tối đa phải đạt 5W. Khi đó, cự ly liên lạc của bộ đàm tại khu vực nội thành sẽ là từ 1 – 2km; còn đối với khu vực đất trống và không có vật cản thì phạm vi liên lạc tối đa lên tới 5km. 

Bộ đàm bắt sóng được bao xa

Bộ đàm bắt sóng trong khoảng cách từ 1 – 5km

Do đó, câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Bộ đàm bắt sóng được bao xa?” sẽ là khoảng từ 1 – 5km. Có thể thấy là phạm vi liên lạc tốt của bộ đàm là không quá xa. Tuy nhiên, hiện nay người ta có thể nâng cao phạm vi liên lạc của bộ đàm từ 7 – 10km thông qua sự trợ giúp của các thiết bị chuyên dụng khác. 

Các yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến cự ly liên lạc bộ đàm là gì?

Chúng tôi cung cấp đến bạn đọc một số yếu tố chính gây ảnh hưởng trực tiếp đến cực ly liên lạc máy bộ đàm là:

1. Dải băng tần

Băng tần là một yếu tố quan trọng hàng đầu và có tác động trực tiếp đến phạm vi liên lạc bộ đàm. Theo đó, tại nước ta thì dải băng tần chính thức được quy định đối với bộ đàm và bộ đàm trạm gồm:

  • UHF: 430 – 470Mhz
  • VHF: 136 – 174Mhz
Bộ đàm bắt sóng được bao xa

Dải băng tần của bộ đàm

Tùy thuộc vào loại băng tần thì phương hướng di chuyển cũng như cách xử lý khi gặp vật cản của từng dòng bộ đàm sẽ khác nhau.

2. Công suất phát của máy

Công suất phát của bộ đàm chính là yếu tố quyết định tới cự ly liên lạc bộ đàm. Khi công suất phát càng lớn thì phạm vi liên lạc cũng lớn hơn. Với các dòng máy bộ đàm cầm tay thông thường thì sẽ có mức công suất là 5W; còn với những dòng máy cao cấp thì công suất phát lên đến 7 – 12W. 

Vì vậy, người dùng cần căn cứ vào nhu cầu liên lạc để cân nhắc lựa chọn mức công suất bộ đàm phù hợp.

3. Kiểu anten bộ đàm

Anten bộ đàm được bộ phận được thiết kế chuyên dụng để gửi và nhận tín hiệu vô tuyến và hiệu suất anten chính là yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách cũng như vùng phủ sóng của tín hiệu vô tuyến. 

Bộ đàm bắt sóng được bao xa

Các loại anten bộ đàm phổ biến

Hiện nay, anten bộ đàm được phân loại theo nhiều yếu tố như theo kích thước, thương hiệu, tần số,… và mỗi cách phân loại lại bao gồm nhiều kiểu khác nhau. Tuy nhiên, có 2 loại anten phổ biến đó là anten râu và anten cắt. Với anten cắt đang được nhiều người lựa chọn bởi kích thước nhỏ gọn, dễ mang khi di chuyển. Nó có một nhược điểm đó là cự ly liên lạc thực tế khi sử dụng bộ đàm sẽ bị nhỏ đi hơn 30% nên người dùng cần cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng.

4. Đặc điểm địa hình và vật cản

Vật cản và đặc điểm địa hình trở thành các yếu tố cản trở làm tín hiệu bộ đàm yếu đi hoặc thậm chí là tình trạng mất tín hiệu. 

Trong các tòa nhà cao tầng thì bộ đàm sẽ có cự ly liên lạc khoảng từ 10 – 20 tầng. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là mặt lý thuyết và sẽ có hiện tượng nhiều khu vực tín hiệu kém hoặc mất tín hiệu. Đối với vùng có địa hình trắc trở, nhiều vật cản như cao nguyên, đồi núi, rừng rậm,… thì cự ly liên lạc của bộ đàm cũng bị giảm nhiều.

Bật mí cách tăng cự ly liên lạc của bộ đàm cầm tay hiệu quả

Cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật thì người ta cũng khám phá ra nhiều cách giúp gia tăng cự ly liên lạc của máy bộ đàm. Cụ thể là: 

Bộ đàm bắt sóng được bao xa

Trạm chuyển tiếp Repeater giúp gia tăng cự ly liên lạc bộ đàm

  • Vận dụng trạm chuyển tiếp Repeater thu tín hiệu và khuếch đại tín hiệu giúp đường truyền sóng vô tuyến đi xa hơn.
  • Tăng độ lợi từ bộ phận anten bằng cách có thể lựa chọn loại anten tiêu chuẩn, cao cấp hoặc cắt anten theo đúng băng truyền.
  • Gia tăng độ cao để anten bộ đàm.
  • Khi bộ đàm nằm gần tới “điểm mù” tín hiệu, hãy giơ cao bộ đàm hoặc tìm đến các vị trí cao để dễ dàng bắt sóng tín hiệu.
  • Điều chỉnh mức công suất phát của bộ đàm, đảm bảo chắc chắn bộ đàm đang hoạt động trong đúng phạm vi quy định.
  • Có thể lựa chọn các dòng máy bộ đàm có mức công suất phát cao hơn để gia tăng khoảng cách liên lạc như bộ đàm trạm hoặc bộ đàm gắn xe. 

Các tiêu chí giúp lựa chọn bộ đàm cầm tay chuẩn nhất

Nhằm giúp bạn đọc lựa chọn được dòng bộ đàm cầm tay đảm bảo cự ly liên lạc xa và hiệu quả âm thanh truyền tải, chúng tôi xin cung cấp một số tiêu chí như sau:

Bộ đàm bắt sóng được bao xa

Lựa chọn bộ đàm có đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng

  • Thứ nhất, về khả năng truyền tải thông tin: Hãy lựa chọn các dòng máy có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng để đảm bảo tín hiệu đường truyền được chính xác và nhanh chóng.
  • Thứ hai, khả năng chống nước và chống bụi: Đó là khả năng chống nước, chống bụi bẩn của bộ đàm. Lúc này, bạn hãy lưu ý đến các IP trên Code máy và IP chính là Ingress Protection – một chỉ số đánh giá mức độ chống các tác hại xâm nhập vào bộ đàm. Nếu IP có chỉ số càng cao thì khả năng chống nước, bụi càng tốt và ngược lại. 
  • Thứ ba, khả năng chống cháy nổ: Với các môi trường đặc biệt như hầm mỏ, dầu khí, than đá,… hãy lựa chọn loại máy có chức năng chống cháy nổ hiện đại. 
  • Thứ tư, nguồn gốc và giá thành bộ đàm: Trên thị trường hiện nay, mức giá bộ đàm chính hãng dao động từ vài trăm đến vài chục triệu. Các sản phẩm này đều được trang bị giấy tờ về nguồn gốc cùng các hướng dẫn sử dụng chi tiết. Một số thương hiệu bộ đàm nổi tiếng nhất hàng đầu mà bạn có thể tham khảo đó là Kenwood, Motorola, Icom, HYT, TYT,… 

Như vậy, ở nội dung bài viết trên thì chúng tôi đã giải đáp giúp bạn giải đáp câu hỏi bộ đàm bắt sóng được bao xa cùng các kiến thức cần thiết liên quan đến bộ đàm. Do đó, để biết thêm nhiều thông tin hữu ích bạn đọc hãy truy cập website của chúng tôi mỗi ngày nhé!

||Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan